Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp luôn được Nhà nước quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Một trong số đó là chính sách khuyến nông. Dưới đây là bài phân tích về các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong khuyến nông.
Mục lục bài viết
1. Một số quy định của pháp luật về hoạt động khuyến nông:
Nông nghiệp là một trong những loại hình kinh tế có giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp hiện đại ngày nay, dù hướng đến việc đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhưng Nhà nước vẫn luôn chú trọng quan tâm đến việc thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp luôn được Nhà nước quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Một trong số đó là chính sách khuyến nông.
Theo quy định tại Nghị định 83/2018/NĐ-CP, khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
1.1. Mục tiêu khuyến nông:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 83/2018/NĐ-CP, mục tiêu của khuyến nông mà Nhà nước hướng đến là:
– Khuyến nông nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông. Tức chủ trương, chính sách khuyến nông mà Nhà nước hướng đến là nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, từ đó nâng cao mức sống của người nông dân.
– Nhà nước đưa ra chính sách khuyến nông là nhằm hướng đến mục đích góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, chính sách khuyến nông được đẩy mạnh thực hiện nhằm thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai.
– Nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, khoa học với cơ cấu sản xuất thông minh, hiện đại sẽ góp phần nâng cao, thúc đẩy, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường.
– Khuyến nông là sự khuyến khích nông nghiệp phát triển. Do đó, trong công tác khuyến nông, Nhà nước luôn hướng đến việc huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
1.2. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông:
Nguyên tắc hoạt động khuyến nông được quy định tại Điều 4 Nghị định 83/2018/NĐ-CP như sau:
– Nguồn gốc, căn nguyên của khuyến nông là xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước.
– Trong hoạt động khuyến nông, Nhà nước và người dân phải hướng đến việc phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông.
– Nguyên tắc dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước phải được áp dụng rộng rãi và triệt để trong hoạt động khuyến nông.
– Áp dụng chính sách khuyến nông, Nhà nước và người dân cần phải đảm bảo nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau. Điều này tạo nên sự phù hợp trong chính sách áp dụng; tạo nên sự phát triển đồng đều và toàn diện trong chất lượng nông nghiệp với sự tham gia của khuyến nông.
– Thực hiện khuyến nông, Nhà nước (bộ phận hướng dẫn) và người dân phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận.
– Thực hiện khuyến nông, Nhà nước và người dân phải đảm bảo nguyên tắc liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
– Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông là một trong những nguyên tắc mà các chủ thể áp dụng khuyến nông phải tuân thủ thực hiện.
– Một trong những nguyên tắc khác cần đảm bảo trong hoạt động khuyến nông là ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
– Nguyên tắc ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động khuyến nông.
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà cơ quan chức năng có thẩm quyền (ở từng địa phương) và người dân phải đảm bảo thực hiện khi áp dụng hình thức, chính sách khuyến nông. Việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc này giúp tạo nên chất lượng rõ ràng, toàn diện của hoạt động khuyến nông.
2. Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong khuyến nông:
Điều 5 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng chuyển giao và đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp như sau:
– Về đối tượng chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 83/2018/NĐ-CP như sau:
+ Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước chuyên trách do cấp có thẩm quyền thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tức các đối tượng nằm trong hệ thống tổ chức khuyến nông sẽ chuyển giao công nghệ khuyến nông.
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Đây là những chủ thể có hiểu biết, kinh nghiệm về trang thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động khuyến nông. Do đó, họ được phép thực hiện chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
+ Tổ chức, cá nhân khác bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là các tổ chức kinh tế, chính trị, tổ chức Nhà nước. Vậy nên, với tư cách là tổ chức Nhà nước, họ có quyền đưa ra quyết định chuyển giao công nghệ khuyến nông cho các chủ thể được nhận.
– Khoản 2 Điều 5 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp như sau:
+ Nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp là đối tượng được nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây là các chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, chính sách khuyến nông cũng được các chủ thể này đảm bảo thực hiện.
+ Một đối tượng khác được nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là các tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là các tổ chức tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ sẽ tuân thủ theo những cơ cấu sản xuất nhất định. Vậy nên, họ sẽ được xét vào những chủ thể có quyền nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
Có thể thấy, những đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là các chủ thể trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, Nhà nước bàn giao công nghệ trong nông nghiệp nhằm mục đích phát triển nông nghiệp, nâng cao phát triển khuyến nông.
3. Mẫu tóm tắt hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp của tổ chức đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương:
TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG
1. Tên tổ chức: ………. Cơ quan quản lý (chủ quản của tổ chức chủ trì): ……… Họ tên thủ trưởng của Tổ chức chủ trì: ……….. Năm thành lập: ………….. Địa chỉ ………… Điện thoại:……….. Fax: ……….. Email:……….. | ||
2. Chức năng, nhiệm vụ về khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hoặc sản xuất kinh doanh nông nghiệp liên quan đến dự án………. | ||
3. Số người tham gia Dự án | ||
TT | Trình độ | Tổng số |
1 | Tiến sỹ |
|
2 | Thạc sỹ |
|
3 | Đại học |
|
4. Kinh nghiệm, thành tựu trong hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hoặc sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong 5 năm gần nhất liên quan dự án (nêu tên, kết quả các nhiệm vụ, dự án khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đã được nghiệm thu, áp dụng vào sản xuất; các nhiệm vụ, dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh đang triển khai có liên quan đến dự khuyến nông án đăng ký chủ trì…)…………………….. | ||
5. Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến dự án: – Tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi mới, mức độ công nhận. – Tiến bộ về kỹ thuật nuôi trồng cây trồng, vật nuôi, tổ chức quản lý sản xuất và mức độ công nhận. – Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật khác có liên quan đến dự án. | ||
6. Khả năng huy động các nguồn lực cho việc thực hiện dự án………… |
…., ngày… tháng …năm 20…. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông, chính sách khuyến nông, tổ chức cơ cấu ngành khuyến nông.