Theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP, trong khi thi tuyển viên chức sẽ có những chính sách ưu tiên nhất định. Vậy đối tượng nào được ưu tiên cộng điểm khi thi tuyển viên chức?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng nào được ưu tiên cộng điểm khi thi tuyển viên chức?
- 2 2. Mức điểm ưu tiên đối với khi thi tuyển viên chức:
- 3 3. Điều kiện để đăng ký dự tuyển viên chức:
- 4 4. Quy định về hình thức, nội dung, thời gian thi tuyển viên chức:
- 5 5. Trường hợp có hai hoặc nhiều người bằng điểm nhau ở chỉ tiêu cuối cùng khi thi tuyển viên chức thì ai là người được chọn?
1. Đối tượng nào được ưu tiên cộng điểm khi thi tuyển viên chức?
Viên chức theo quy định tại Điều 2
– Đối tượng là người dân tộc thiểu số.
– Sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị.
– Đối tượng là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B.
– Đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động.
– Đối tượng là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang.
– Đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B.
– Đối tượng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong.
2. Mức điểm ưu tiên đối với khi thi tuyển viên chức:
Đối tượng được ưu tiên | Mức điểm cộng |
Đối tượng là người dân tộc thiểu số. | kết quả điểm vòng 2 cộng 5 điểm |
Sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị. | kết quả điểm vòng 2 cộng 5 điểm |
Đối tượng là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B. | kết quả điểm vòng 2 cộng 5 điểm |
Đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động. | kết quả điểm vòng 2 cộng 5 điểm |
Đối tượng là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang. | kết quả điểm vòng 2 cộng 7,5 điểm |
Đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B. | kết quả điểm vòng 2 cộng 7,5 điểm |
Đối tượng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong. | kết quả điểm vòng 2 cộng 2,5 điểm |
Như vậy, các đối tượng ưu tiên theo quy định trên được cộng điểm ưu tiên vào kết quả điểm của vòng thi thứ hai. Nếu người dự thi tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên như trên thì không được cộng điểm của tất cả các trường hợp mà chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi vòng hai.
Do đó, tuỳ vào từng đối tượng khác nhau, người dự thi sẽ được cộng điểm ưu tiên với đối tượng ưu tiên cao nhất theo quy định nêu trên.
3. Điều kiện để đăng ký dự tuyển viên chức:
Theo Điều 22
– Phải có quốc tịch Việt Nam.
– Cứ trú tại Việt Nam.
– Về độ tuổi: đảm bảo từ đủ 18 tuổi trở lên.
(Nếu như thuộc một số lĩnh vực như hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, độ tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật).
– Phải có lý lịch rõ ràng.
– Phải đảm bảo có đơn đăng ký dự tuyển.
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ.
– Về học vấn: phải có văn bằng, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ đào tạo hoặc phải có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm.
– Phải đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng đảm bảo sẽ không được trái với quy định của pháp luật.
4. Quy định về hình thức, nội dung, thời gian thi tuyển viên chức:
Theo quy định, thi tuyển viên chức sẽ trải qua 02 vòng thi, cụ thể gồm:
– Vòng thi thứ nhất: nội dung là thi kiểm tra kiến thức chung.
+ Hình thức thi: trắc nghiệm trên máy tính.
Lưu ý: Với trường hợp thi trên máy tính, nội dung thi trắc nghiệm sẽ không có nội dung phần thi tin học. Còn ngược lại, với những đơn vị, cơ quan chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
+ Nội dung thi:
- Phần I: thi kiến thức chung, trong đó gồm 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức cũng như chủ trường, các đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
- Phần II: thi ngoại ngữ, số lượng câu hỏi gồm 30 câu. Ngoại ngữ thi gồm một trong 5 thứ tiếng sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc hoặc loại ngoại ngữ khác phù hợp với vị trí tuyển dụng và được đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
- Phần III: phần thi tin học, số lượng câu hỏi gồm 30 câu.
+ Thời gian thi:
- Phần I: thời gian là 60 phút.
- Phần II: thời gian là 30 phút.
- Phần III: thời gian là 30 phút.
Trong quá trình thi tuyển sẽ miễn phần thi ngoại ngữ nếu thuộc trường hợp sau:
+ Cá nhân có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc cá nhân là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
+ Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
Trong quá trình thi tuyển sẽ miễn phần thi tin học nếu thuộc trường hợp sau:
Cá nhân có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
– Vòng thi thứ hai: Nội dung là thi môn nghiệp vụ chuyên ngành:
+ Hình thức thi: Lựa chọn một trong 3 hình thức sau:
- Phỏng vấn.
- Thi viết.
- Thực hành.
Việc lựa chọn hình thức thi này sẽ phụ thuộc vào tính chất cũng như đặc điểm, yêu cầu của vị trí viên chức tuyển dụng.
+ Nội dung thi: mục đích để kiểm tra các kỹ năng, kiến thức về hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
+ Thời gian tiến hành thi: tương ứng với mỗi hình thức thi như sau:
- Thi phỏng vấn: 30 phút.
- Thi viết: 180 phút.
- Thi thực hành: căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển thì thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
+ Thang điểm thi: 100 điểm đối với cả 3 hình thức thi là phỏng vấn, thi viết, thi thực hành.
5. Trường hợp có hai hoặc nhiều người bằng điểm nhau ở chỉ tiêu cuối cùng khi thi tuyển viên chức thì ai là người được chọn?
Việc chọn người trúng tuyển trong thi tuyển viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
– Điểm thi tại vòng hai của kỳ thi tuyển viên chức phải từ 50 điểm trở lên.
– Sau khi cộng điểm ưu tiên vào điểm của vòng hai, việc tuyển dụng viên chức sẽ lấy theo kết quả cao từ trên xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm viên chức cần tuyển dụng.
Mặc dù quy định là thế nhưng trên thực tế không thiếu trường hợp, sau khi cộng điểm vòng hai và điểm ưu tiên thì vẫn có hai hoặc nhiều người bằng điểm nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định việc xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức như sau:
Nếu có hai hay nhiều người bằng điểm ở chỉ tiêu cuối cùng thì cơ quan tuyển dụng viên chức sẽ chọn theo thứ tự ưu tiên:
+ Người có điểm thi vòng hai (khi chưa cộng điểm ưu tiên).
+ Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH Luật viên chức.
Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.