Thuế giá trị gia tăng là mộttrong những khoản chi vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện, tuy nhiên có một số nhóm đối tượng nhất định sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng có cần phải thực hiện thủ tục kê khai hay không?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về một số nhóm đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về trường hợp người nộp thuế không phải nộp thành phần hồ sơ khai thuế. Theo đó, người nộp thuế không cần phải có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Người nộp thuế chỉ hoạt động, tiến hành hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng;
– Các cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Luật quản lý thuế năm 2019, ngoại trừ trường hợp các cá nhân được nhận thừa kế, các cá nhân được nhận quà tặng là bất động sản, các cá nhân thực hiện thủ tục chuyển nhượng bất động sản;
– Các doanh nghiệp chế xuất chỉ tiến hành hoạt động xuất khẩu thì theo quy định của pháp luật cũng không cần phải nộp thành phần hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng;
– Người nộp thuế tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Người nộp thuế nộp thành phần hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, ngoại trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tiến hành thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019;
– Người khai thuế thu nhập cá nhân được xác định là tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, khai thuế thu nhập cá nhân theo quý tuy nhiên trong tháng, trong quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng nhận thu nhập.
Hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Công văn 4943/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn một số vướng mắc về kê khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế, có quy định cụ thể như sau:
Người nộp thuế giá trị gia tăng được xác định là tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và các tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục nhập khẩu các loại hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. Theo đó, trong trường hợp người nộp thuế giá trị gia tăng chỉ tiến hành thủ tục sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì sẽ không cần phải có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế. Trong trường hợp nếu phát sinh hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng như thanh lý tài sản …, thì người nộp thuế sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế và tiến hành hoạt động kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, nếu chỉ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng thì người nộp thuế cũng không phải có trách nhiệm kê khai thuế giá trị gia tăng.
2. Kê khai thuế GTGT phải đáp ứng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về nguyên tắc kê khai thuế giá trị gia tăng. Theo đó, hoạt động kê khai thuế giá trị gia tăng cần phải đáp ứng một số nguyên tắc cơ bản như sau:
– Người nộp thuế cần phải có trách nhiệm kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ các thông tin trong thành phần hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tài chính quy định, sau đó nộp đầy đủ các loại chứng từ, giấy tờ tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế;
– Người nộp thuế cần phải có trách nhiệm tự tính số tiền thuế phải nộp, ngoại trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ;
– Người nộp thuế thực hiện thủ tục khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương. Trong trường hợp người nộp thuế thực hiện thủ tục hạch toán tập trung tại trụ sở chính phải có đơn vị phụ thuộc tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có trụ sở chính, thì người nộp thuế cần phải khai thuế tại trụ sở chính, tính thuế và nộp thuế theo từng địa phương nhất định. Bộ trưởng Bộ tài chính sẽ quy định cụ thể về vấn đề này;
– Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên các nền tảng số, kinh doanh các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam, khi nhà cung cấp nước ngoài cần phải có nghĩa vụ trực tiếp hoặc có thể ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của bộ trưởng Bộ tài chính;
– Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết sẽ được quy định cụ thể như sau: Kê khai và xác định giá giao dịch liên kết dựa trên nguyên tắc phân tích, nguyên tắc so sánh với các giao dịch độc lập khác, dựa trên nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để có thể xác định nghĩa vụ thuế cần phải nộp tại cơ quan thuế trong điều kiện giao dịch bình thường. Đồng thời, cần phải dựa trên nguyên tắc giá giao dịch liên kết sẽ được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để có thể thực hiện thủ tục kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không giảm thu nhập chịu thuế, đồng thời, người nộp thuế có quy mô nhỏ sẽ được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong quá trình kê khai và xác định giá giao dịch liên kết;
– Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế. Theo đó, việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế phải dựa trên cơ sở sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, dựa trên sự thỏa thuận đơn phương, sự thỏa thuận song phương, thỏa thuận đa phương giữa các cơ quan thuế/người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài/các vùng lãnh thổ có liên quan. Đồng thời, việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế bắt buộc phải dựa trên những thông tin cơ bản của người nộp thuế phải dựa trên các thông tin được cập nhật trên cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng và đảm bảo tính pháp lý.
3. Người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT không quá bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về vấn đề gia hạn nộp thành phần hồ sơ khai thuế. Theo đó:
– Người nộp thuế không có khả năng nộp thành phần hồ sơ khai thuế theo đúng thời hạn xuất phát từ lí do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, sự kiện bất khả kháng, tai nạn bất ngờ thì sẽ được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế;
– Thời gian gia hạn theo quy định của pháp luật sẽ không được phép vượt quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế theo tháng, hồ sơ khai thuế theo quý, hồ sơ khai thuế theo năm, hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, và thời gian gia hạn cũng sẽ không được phép vượt quá 60 ngày đối với trường hợp nộp hồ sơ khai quyết toán thuế được tính bắt đầu kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
– Người nộp thuế cần phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời gian nộp hồ sơ, trong văn bản đó cần phải nêu rõ lý do đề nghị gia hạn, đồng thời cần phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã, phường nơi phát sinh trường hợp được gia hạn;
– Trong khoảng thời gian ba ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế cần phải gửi văn bản trả lời cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Theo đó thì có thể nói, người nộp thuế theo quy định của pháp luật sẽ được gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng không vượt quá 30 ngày đối với quá trình nộp hồ sơ khai thuế theo tháng, hồ sơ khai thuế theo quý, hồ sơ khai thuế theo năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế theo quy định của pháp luật sẽ không được phép vượt quá 60 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Công văn 4943/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn một số vướng mắc về kê khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
THAM KHẢO THÊM: