Đối tượng được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong trình tự phá sản? Điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản? Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản?
Theo như quy định của luật Phá sản thì kho doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản để đảm bảo quyền và lợi ích của chủ doanh nghiệp và người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp thực hiện việc tuyên bố phá sản thì tổ chức hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong trình tự phá sản thực hiện việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp để nhằm việc đảm bảo các khoản nợ của doanh nghiệp được trả hết tránh thiệt hai cho các bên khi tham gia làm việc với doanh nghiệp phá sản này.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về đối tượng được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong trình tự phá sản theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về vấn đề hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong trình tự phá sản khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Luật Phá sản ngày 19 tháng 6 năm 2014;
–
1. Đối tượng được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong trình tự phá sản
– Quản tài viên: là người được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản. Chủ thể này phải thỏa mãn điều kiện về đối tượng và điều kiện hành nghề theo Điều 11 Luật Phá sản năm 2014, đồng thời không thuộc các trường hợp không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo Điều 14 Luật Phá sản năm 2014. Nói cách khác, Quản tài viên phải là người có trình độ chuyên môn và có nghiệp vụ chuyên sâu trong việc quản lý, thanh lý tài sản của Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN, HTX) bị phá sản.
Quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Phá sản năm 2014. Quản tài viên sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghê Quản tài viên nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 15 Luật Phá sản năm 2014.
– Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản: là DN hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. Chủ thể này phải thỏa mãn các điều kiện về đối tượng và điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 13 Luật Phá sản năm 2014. Nói cách khác thì doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là một chủ thể chuyên hoạt động trong lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX trong quá trình giải quyết phá sản. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Phá sản năm 2014.
Có thể thấy rằng: Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thay thế cho chức năng, nhiệm vụ của Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo Luật phá sản năm 2004.
– Ưu điểm:
Thứ nhất, khắc phục được những bất cập, tình trạng yếu kém của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trước đây đồng thời đảm bảo việc giải quyết phá sản được chuyên nghiệp , nhanh chóng. Theo Luật phá sản năm 2004 thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản có rất nhiều người và đều là những người thực hiện công việc kiêm nhiệm. Vì công việc này vốn không phải là chuyên môn, nghiệp vụ của họ đồng thời nhiều người tham gia nên khi xử lý công việc cụ thể thường hay lúng túng, bị động, sự phối hợp không hiệu quả và khiến cho quy trình xử lý, thời gian tiến thành thủ tục phá sản bị kéo dài.
Thứ hai, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, phù hợp với chủ trương xã hội hoá những hoạt động mang tính nghề nghiệp theo quan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính.
Thứ ba, phù hợp với thông lệ quốc tế, vì hiện nay nhiều nước quy định về chế định Quản tài viên, ví dụ: Nhật Bản, Đức, Nga, Pháp, Mỹ, Latvia và theo Khuyến nghị số 45 của Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) và theo thông lệ quốc tế thường sử dụng đội ngũ Luật sư làm Quản tài viên.
– Nhược điểm: quy định như trên sẽ làm tăng chi phí cho việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của DN, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản do phải trả chi phí cho Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản…
2. Điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản
Điều kiện hành nghề Quản tài viên trong hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản được quy định tại Điều 12
– Những người như: Luật sự, Kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
– Những người nêu trên phải đáp ứng các điều kiện được hành nghề Quản tài viên về có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên được chính phủ quy định chi tiết.
– Các loại doanh nghiệp như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản theo như quy định tại Điều 13 về Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Ngoài ra thì để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều này của Luật Phá sản như sau: Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên; Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc. Do đó, Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
3. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật Phá sản năm 2014. Việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phá sản
Trình tự thực hiện:
– Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 điều 13 của Luật Phá sản sau khi ñược cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở.
– Sở Tư pháp quyết ñịnh ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nó.
Cách thức thực hiện:
– Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi hồ sơ đề nghị ñăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua đường bưu ñiện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để đối chiếu.
Trường hợp doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua ñường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì phải xuất trình bản chính chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị ñăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
– Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của thành viên hợp danh,
Tổng giám đốc hoặc Giám ñốc của công ty hợp danh quy ñịnh tại điểm a Khoản 2 điều 13 của Luật Phá sản; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong công ty hợp danh (nếu có); bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của chủ doanh nghiệp tư nhân quy ñịnh tại điểm b Khoản 2 điều 13 của Luật Phá sản; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong doanh nghiệp tư nhân (nếu có).
– Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản nộp Phiếu lý lịch tư pháp của Tổng giám ñốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh quy định tại điểm a Khoản 2 điều 13 của Luật Phá sản;
-bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong công ty hợp danh (nếu có);
-bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của chủ doanh nghiệp 2 tư nhân quy định tại điểm b Khoản 2 ðiều 13 của Luật Phá sản; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong doanh nghiệp tư nhân theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp ñó.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
– Lệ phí (nếu có): Chưa quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo mẫu TP-QTV-05 ban hành kèm theo Nghị định số 22/2015/NĐ-CP.