Đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính. Tại sao nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính là nhóm đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính?
Đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính. Tại sao nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính là nhóm đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Tại sao nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước (nhóm 1) là nhóm đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính ạ? Em cảm ơn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Luật sư tư vấn:
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sịnh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều chỉnh.
Nhóm quan hệ phát sinh trong quan trình cơ quan hành chính thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước bao gồm:
+ Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp ( Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ); giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó ( Chính phủ với các cơ quan chuyên môn của nó như: ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh;mbảo hiểm xã hội Việt Nam; thông tấn xã Việt Nam; học viện chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; viện khoa học và công nghệ Việt Nam; viện khoa học xã hội Việt Nam; đài tiếng nói Việt Nam; đài truyền hình Việt Nam hoặc giữa ủy ban nhân dân tỉnh các cơ sở nội vụ, tài chính, lao động thương binh xã hội…)
+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính có thẩm quyền chung ở cấp tình: bộ với ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương khác nhau: các bộ, cơ quan ngang bộ với nhau.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính ở trung ương đóng tại địa phương đó. Trong quan hệ này thì không có quan hệ về tổ chức nhưng có quan hệ về hoạt động.
+ Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị cơ sở trực thuộc.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộcc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này phải đặt dưới sự quản lý thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nơi đóng trụ sở.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.
Có thể thấy các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành–điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đây là nhóm quan hệ cơ bản, quan trọng và chủ đạo trong đối tượng điều chỉnh của luật hành chính vì nó được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và thông qua đó các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cơ bản của mình.