Quy định về đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới đang là thắc mắc của nhiều người và nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như thế nào về chế định này?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng cung cấp, sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới:
1.1. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới:
Căn cứ theo Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
– Phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
– Các chủ thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định của pháp luật qua biên giới ngoài lãnh thổ Việt Nam cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
– Các chủ thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới ngoài lãnh thổ Việt Nam cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải thực hiện hoạt động hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
1.2. Quy định về đối tượng cung cấp, sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới:
Căn cứ theo Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, thì đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới được ghi nhận như sau:
– Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (được gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
– Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới là cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ
– Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay được xác định là doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Các dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ về bảo hiểm hàng hải quốc tế, dịch vụ về bảo hiểm hàng không quốc tế, dịch vụ về môi giới tái bảo hiểm quốc tế phải được tiến hành và thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.
2. Quy định về trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới:
Căn cứ theo khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, có ghi nhận về trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, cụ thể như sau:
– Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới có trách nhiệm trong việc cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức trong nước tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài;
– Các chủ thể là cá nhân và tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ;
– Trong thời hạn luật định đó là 120 ngày, được tính kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp. Có trách nhiệm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về thuế.
3. Quy định về trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới:
Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, có ghi nhận về trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, cụ thể như sau:
– Các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới có trách nhiệm trong việc lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; ngoài ra thì các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới còn có trách nhiệm trong việc lưu giữ các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu;
– Các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới có trách nhiệm trong việc báo cáo tổng kết với cơ quan có thẩm quyền. Hằng quý phải báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Tài chính về việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, việc sử dụng và tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới thực hiện trong kỳ tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kể thúc quý, đồng thời thì mẫu báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩmq quyền đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;
– Các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới có trách nhiệm trong việc sử dụng hoặc tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới với cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.