Những đối tượng nào cần tham gia cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm theo quy định của Luật Kế toán hiện hành, trường hợp nào cần phải tham gia cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm? Dưới đây là bài viết chi tiết nhằm giải đáp các thắc mắc các vấn đề có liên quan.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng cần cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm theo quy định tại Luật Kế toán hiện hành:
- 2 2. Thời gian cập nhật kiến thức chuyên môn được quy định như thế nào tại Luật Kế toán:
- 3 3. Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức chuyên môn theo quy định tại Luật Kế toán hiện hành:
- 4 4. Hình thức cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm theo quy định của pháp luật kế toán:
- 5 5. Hồ sơ đăng ký để tổ chức cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm cho kế toán viên theo quy định của pháp luật kế toán hiện hành:
1. Đối tượng cần cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm theo quy định tại Luật Kế toán hiện hành:
Đối tượng cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm được hiểu như thế nào? Đối tượng cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm là việc những cá nhân tham gia các khóa học theo quy định của Luật định để đảm bảo thời gian cập nhật kiến thức đối theo quy định của pháp luật yêu cầu cập nhật các quy định, lượng kiến thức có liên quan đến ngành nghề kế toán.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên có thể thấy, đối tượng được quyền cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm gồm Kế toán viên hành nghề và Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trừ trường hợp những đối tượng này mới được cấp chứng chỉ kế toán viên.
2. Thời gian cập nhật kiến thức chuyên môn được quy định như thế nào tại Luật Kế toán:
Theo Điều 5 Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2019/TT-BTC và Thông tư số 39/2020/TT-BTC quy định về thời gian cập nhật kiến thức như sau:
Thứ nhất, thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức liên quan đến các nội dung về quy định của pháp luật kế toán, thuế của Việt Nam và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.
Thứ hai, người không hành nghề dịch vụ kê toán trong thời gian từ 24 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký phải có tối thiểu 80 giời cập nhật kiến thức tròn hai năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức về các nội dung quy định của pháp luật kế toán, thuế của Việt Nam và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.
Thứ ba, số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kế toán viên được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.
3. Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức chuyên môn theo quy định tại Luật Kế toán hiện hành:
Tại Điều 4 Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2019/TT-BTC và Thông tư số 39/2020/TT-BTC đã chỉ rõ về nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm cho Kế toán viên và Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, cụ thể:
Thứ nhất, về nội dung cập nhật kiến thức gồm có các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán; Các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm đoán; Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán; Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp.
Thứ hai, về tài liệu cập nhật kiến thức: Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung quy định về các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán; Các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm đoán; Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán; Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp; Và tài liệu cập nhật kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
4. Hình thức cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm theo quy định của pháp luật kế toán:
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2019/TT-BTC và Thông tư số 39/2020/TT-BTC quy định chi tiết về hình thức cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm cho đối tượng cập nhật kiến thức theo quy định của Luật kế toán là:
Thứ nhất, kế toán viên tham gia cập nhật kiến thức tại các lớp học do hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tổ chức gồm: Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo được tổ chức cập nhật kiến thức chung cho tất các kế toán viên; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được tổ chức cập nhật kiến thức cho tất cả các kế toán viên của doanh nghiệp đó.
Thứ hai, kế toán viên là thành viên của tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán tham gia cập nhật kiến thức do tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán tổ chức.
Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng hình thức cập nhật kiến thức nào đối với vấn đề cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm cho các đối tượng thuộc diện cập nhật kiến thức sẽ phụ thuộc về tính chất công việc kế toán viên (kế toán viên, kế toán viên hoạt động trong các tổ chức nghề nghiệp quốc tế,…) sẽ có hình thức cập nhật kiến thức khác nhau.
5. Hồ sơ đăng ký để tổ chức cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm cho kế toán viên theo quy định của pháp luật kế toán hiện hành:
Thứ nhất, đối với hội nghề nghiệp, cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
1. Bản đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/CNKT ban hành kèm theo Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2019/TT-BTC và Thông tư số 39/2020/TT-BTC.
2. Bản sao quy chế đào tạo.
3. Tài liệu chứng minh về việc có bộ phận chuyên trách tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên.
Thứ hai, đối với cơ sở đào tạo, hồ sơ gồm:
1. Bản đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/CNKT ban hành kèm theo Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2019/TT-BTC và Thông tư số 39/2020/TT-BTC.
2. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Tài liệu chứng minh các chuyên ngành được đào tạo.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hồ sơ bao gồm:
1. Bản đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/CNKT ban hành kèm theo Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2019/TT-BTC và Thông tư số 39/2020/TT-BTC.
2. Danh sách tối thiểu 10 nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Tài liệu chứng minh về việc có bộ phận đào tạo chuyên trách về cập nhật kiến thức trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và có quy chế đào tạo về cập nhật kiến thức của doanh nghiệp.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–
– Thông tư số 292/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2019/TT-BTC và Thông tư số 39/2020/TT-BTC.