Đối tượng áp dụng của Luật đất đai? Phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai? Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai 2013?
Như chúng ta đã biết, bất kì ngành luật nào cũng đều có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, tuy khác nhau về nội dung nhưng các ngành luật đề ra đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để có thể giới hạn phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật và theo đó dùng các phương pháp điều chỉnh để có thể thực thi đối với ngành luật đó tốt hơn. Vậy cụ thể Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật Đất Đai 2013
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Đối tượng áp dụng của Luật đất đai
Tại Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Theo quy định mà chúng tôi đã nêu ra như trên, có thể thấy căn cứ vào các đối tượng áp dụng trên, đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai có thể được xác định thành các nhóm sau :
1.1. Quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý đất đai của Nhà nước
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Đất đai 2013 thì với vai trò là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về đất đai dựa theo các quy định mà pháp luật đề ra.
Cũng tại căn cứ trên
Chính vì lẽ đó nên các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu và các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước thuộc nhóm các đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai năm 2013 là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.
1.2. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất
– Các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất đó là các quan hệ cụ thể như:
Bên cạnh việc được sử dụng đất dưới hình thức pháp lý chủ yếu là giao đất và cho thuê đất, các tổ chức trong nước cũng được nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện việc khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về giao đất, cho thuê đất.
– Ngoài ra còn có các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, các nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam thể hiện trên các hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất theo quy định. Bên cạnh đó, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (căn cú theo
– Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình và các quan hệ đối với cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai được thể hiện dựa trên thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng đất của cá nhân và đối với hộ gia đình không chỉ dừng lại ở việc khai thác các lợi ích vốn có của đất đai như trồng trọt, canh tác mà còn nằm ở việc xác lập các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh,…Theo đó mà Luật đất đai xây dựng hành lang pháp lý giúp mở rộng tối đa quyền của các cá nhân và hộ gia đình.
Cuối cùng đó là các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, các loại đất trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện khai thác, sử dụng với các cách thức riêng biệt để phù hợp với từng loại đất theo quy định. Cũng theo đó mà nhà nước phân loại, quy định cụ thể chế độ pháp lý đối với từng loại đất để có các biện pháp quản lý phù hợp, cũng như đảm bảo một cách thống nhất hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với và từng chủ thể sử dụng cụ thể.
2. Phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai
“Tại Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Có thể thấy, Trên thực tế bất kì ngành luật nào cũng đều quy định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật nó được hiểu là Giới hạn của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật và đối với các quan hệ xã hội thường rất đa dạng, phong phú và được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội khác nhau dựa theo từng đặc điểm và tính chất của ngành luật đó.
Theo đó mà có thể có các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm tập quán và cũng có thể có quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức, tôn giáo. Theo đó mà các quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bằng pháp luật thì mới được coi là quan hệ pháp luật.
Như thực tế có thể nhận thấy các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật thì mỗi nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được điều chỉnh bằng quy phạm của mỗi ngành luật tương ứng đó là luật dân sự điều chỉnh các quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản hay luật hình sự quy định về các loại hình phạt và tội phạm, luật tố tụng hình sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm….
Nhưng cũng theo đó mà sự phân định ranh giới giữa các ngành luật đôi khi chỉ mang tính chất tương đối trên thực tế. Bởi vì luôn có những quan hệ xã hội được điều chỉnh đồng thời bởi một số ngành luật và sẽ có quy phạm của một ngành luật được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội tương tự theo quy định của pháp luật và đối với Luật Đất đai cũng vậy. nó điều chỉnh tất cả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai cụ thể đó là các quan hệ như:
+ Quan hệ đối với chế độ sở hữu đất đai của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam đó là các quan hệ lien quan tới Đất đai Việt Nam thuộc chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, Chế độ sở hữu đất đai của Việt Nam là chế độ sở hữu công. Đất đai không thuộc sở hữu của riêng cá nhân nào mà là của toàn thể nhân dân mà Nhà nước là chủ thể đại diện cho nhân dân quản lý đất đai.
Từ chế độ sở hữu, luật đất đai ban hành quy chế điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước khi đại diện chủ sở hữu đất đai và chế độ quản lý đất đai.
+ Ngoài ra theo quy định tì Luật Đất đai 2013 còn điều chỉnh quan hệ về sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai trong các quan hệ về quyền sử dụng đất, cụ thể đó là các quyền như pháp luật quy định các đối tượng được sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước – đại diện chủ sở hữu đất đai giao đất, hoặc được thuê quyền sử dụng đất đai. Theo đó nênphạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai rất rộng và bao hàm tất cả các mối quan hệ có liên quan đến đất đai.
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai 2013
3.1. Phương pháp hành chính, mệnh lệnh
Phương pháp hành chính mệnh lệnh có các đặc điểm chung cụ thể đó là không có sự bình đẳng về mặt địa vị pháp lý và khi đó một bên trong quan hệ này là các cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực thi quyền lực nhà nước và một bên là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh được giao theo quy định. Hai bên như đã nêu sẽ không có quyền thoả thuận với cơ quan nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía nhà nước. Trường hợp không thực hiện theo quy định thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị cưỡng chế theo luật định và phương pháp hành chính – mệnh lệnh trong quan hệ pháp luật đất đai có tính linh hoạt và mềm dẻo.
Ví dụ, Trong các trường hợp giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai, các tổ chức, chính quyền tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm thương lượng hoà giải. Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường hoà giải thì cơ quan nhà nước trực tiếp giải quyết theo luật định.
3.2. Phương pháp bình đẳng thoả thuận
Theo quy định của Luật đất đai thì người sở hữu không đồng nghĩa là người sử dụng. Theo đó mà ác tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân có quyền thoả thuận trên tinh thần hợp tác để thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi sử dụng phương pháp này, các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do giao kết, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất vì lợi ích của các chủ thể theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai và các cơ sở pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.