Đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp, hoạt động này diễn ra kéo theo có sự thay đổi nhất định đến những vấn đề hợp đồng, hóa đơn thuế. Vậy đổi loại hình doanh nghiệp có cần ký lại hợp đồng không?
Mục lục bài viết
1. Đổi loại hình doanh nghiệp có cần ký lại hợp đồng không?
Thay đổi loại hình doanh nghiệp có thể được hiểu là các doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp thông qua việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Điều này cũng đã được ghi nhận tại khoản 31 của Điều 4
+ Tiến hành chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;
+ Trong quá trình hoạt động với loại hinh là công ty cổ phần nhưng chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Bên cạnh đó việc chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng là một trong những trường hợp được pháp luật cho phép;
+ Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Một số trường hợp nếu không đảm bảo đủ các yếu tố để có thể vận hành được loại hình doanh nghiệp này mà không tiến hành chuyển đổi còn sẽ bị xử phạt vi phạm.
2. Đổi loại hình doanh nghiệp có cần ký lại hợp đồng không?
Việc đổi loại hình doanh nghiệp ít nhiều cũng có những thay đổi nhất định liên quan đến quy mô, phạm vi cũng như cách thức vận hành của doanh nghiệp. Những hợp đồng khi được ký kết đối với trường hợp đổi loại hình doanh nghiệp được nhiều cá nhân quan tâm. Liên quan đến việc tiến hành đổi loại hình doanh nghiệp có đem lại những khó khăn hoặc sự rườm rà trong việc phải ký kết lại các hợp đồng. Hợp đồng ở đây có thể kể đến là
2.1. Đối với việc ký kết lại hợp đồng lao động khi thay đổi loại hình doanh nghiệp:
Có thể thấy theo quy định tại Khoản 3 Điều 34
– Để chấm dứt hợp đồng lao động sẽ diễn ra nếu hết thời hạn lao động trừ trường hợp đã được quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này;
– Sau khoảng thời gian đã hoàn tất công việc theo hợp đồng lao động thì các bên đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động;
– Trong trường hợp các bên thỏa thuận với nhau việc chấm dứt hợp đồng lao động thì sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cũng sẽ không còn ;
– Người lao động đã bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc đối tượng được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật tố tụng Hình sự, hoặc bị tử hình, bị cấm làm công việc đi trong hợp đồng lao động theo bản án quyết định của Toà đã có hiệu lực pháp luật;
– Đối với người lao động là người nước ngoài đang thực hiện làm việc tại Việt Nam nếu bị áp dụng hình thức trục xuất theo bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động;
– Nếu phát sinh sự kiện là người lao động chết, bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết người sử dụng lao động nếu không phải là cá nhân nhưng không còn hoạt động trên thực tế hoặc đã bị cơ quan chuyên môn và đăng ký kinh doanh thổ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ta thông báo không có người đại diện theo pháp luật, cũng không có người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải;
– Người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 35 và 36 của Bộ luật này;
– Người sử dụng lao lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này;
– Đối với người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động trong trường hợp với phép lao động đã hết hiệu lực thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động;
– Cuối cùng, trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động mà việc thử việc nếu kết quả không đạt yêu cầu hoặc một bên tiến hành hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, soi chiếu với các trường hợp nêu trên trong quy định về chấm dứt hợp đồng lao động không có đề xuất, ghi nhận các thông tin về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động và phải ký kết lại hợp đồng lao động.
2.2. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải ký lại hợp đồng với khách hàng:
Hiện nay, theo quy định tại khoản 3 Điều 205
Như vậy, sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi chưa chuyển đổi bao gồm các hợp đồng đang thực hiện, các vấn đề lao động trong công ty thuế cũng sẽ được chuyển giao kế thừa nêu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
3. Đổi loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc thay đổi dấu doanh nghiệp hay không?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì dấu của doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp quyết định như sử dụng loại dấu nào, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị khác của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định nội dung dấu của doanh nghiệp mà không bắt buộc phải thể hiện nội dung tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã có những quy định bãi bỏ về việc thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng, kể cả trong trường hợp thay đổi loại hình doanh nghiệp, tên gọi.
Tuy nhiên để đảm bảo sự thuận tiện trong các giao dịch, tránh gây nhầm lẫn nếu con dấu có ghi nhận nội dung tên doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình công ty doanh nghiệp nên thực hiện việc thay đổi mẫu con dấu để dễ dàng quản lý và sử dụng. Hiện nay, việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo Điều lệ của Công ty hoặc quy chế mà doanh nghiệp ban hành.
Có thể khẳng định, Doanh nghiệp khi tiến hành chuyển đổi loại hình hoạt động không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể biết được sự thay đổi thông tin của doanh nghiệp thì phía doanh nghiệp nên tiến hành thông báo sự thay đổi về tên doanh nghiệp cũng như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đối với những các cá nhân, tổ chức. Thông thường các cơ quan được nhận thông tin này là cơ quan thuế, ngân hàng hoặc cơ quan bảo hiểm những đối tác kinh doanh và các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Doanh nghiệp 2020.