Đòi lại tiền khi hết thời hạn biên bản thỏa thuận thi hành án. Thảo thuận thi hành án có thời hạn bao lâu? Nội dung và tính bắt buộc của biên bản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có vấn đề nợ khó đòi trong thanh toán
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi bổ sung năm 2014), cũng quy định các biện pháp thi hành án trong đó thoả thuận thi hành án là một trong các biện pháp thi hành án được quy định tại Điều 6. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.
1. Trường hợp các bên thỏa thuận thi hành án: Theo quy định pháp luật, việc thỏa thuận thi hành án phải được lập thành văn bản, nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc thỏa thuận hoặc của Chấp hành viên được giao giải quyết việc thi hành án (trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ban hành quyết định thi hành án). Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận. Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung bản án, quyết định, đơn yêu cầu thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận (nếu có) để ra quyết định thi hành án.
2. Trường hợp yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau: Về thời hiệu yêu cầu thi hành án: Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Thời gian có trở ngại khách quan hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. Về nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án: Khi yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án, doanh nghiệp có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản và các thông tin khác về khả năng thi hành án của đối tượng nợ. Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp cần thiết để xác minh điều kiện thi hành án của đối tượng nợ nhưng vẫn không có kết quả, doanh nghiệp được quyền yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án. Việc xác minh điều kiện thi hành án tại các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nắm giữ thông tin tài sản của đối tượng nợ được coi là không có kết quả khi doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản, tuy nhiên đã quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của họ mà không có lý do chính đáng. Về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án: Nhằm ngăn chặn việc đối tượng nợ có khả năng tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án như: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản của đối tượng nợ. Căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện thi hành án của đối tượng nợ; Chấp hành viên sẽ lựa chọn và quyết định việc áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm thi hành án thích hợp.
>>> Luật sư
Về cưỡng chế thi hành án: Trường hợp đối tượng nợ có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; kê biên, xử lý tài sản của đối tượng nợ;… để cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.
Về phí thi hành án: Doanh nghiệp được thi hành án có nghĩa vụ nộp phí thi hành án. Mức phí thi hành án là 3% trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng trên 1 đơn yêu cầu thi hành án.
Thứ hai, Điều 581 Bộ luật dân sự năm 2005 định nghĩa: “
Đối tượng của giao dịch ủy quyền chỉ đơn thuần là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện.
Khác với các giao dịch khác, đối tượng của Hợp đồng ủy quyền chỉ đơn thuần là các công việc, hay nói cách khác là các hành vi cụ thể tại Điều 581 Bộ luật dân sự năm 2005. Có thể các công việc này có liên quan tới một tài sản nào đó, nhưng điều đó không có nghĩa tài sản này là đối tượng của giao dịch. Một chủ sở hữu tác động tới tài sản, thực hiện các quyền của mình thông qua những hành vi. Trường hợp họ không có khả năng trực tiếp thực hiện thì bằng ý chí, hành vi của mình, họ có quyền thỏa thuận với chủ thể khác có đủ điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi để đại diện cho chủ sở hữu thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thông qua những công việc cụ thể được thỏa thuận giữa chủ tài sản và người đại diện cho chủ tài sản. Thỏa thuận ủy quyền có người khác đại diện cho chủ sở hữu không làm mất đi tư cách của chủ sở hữu đối với tài sản. Các nội dung được ủy quyền chỉ là những công việc, hành vi cụ thể. Cũng chính vì vậy mà người được ủy quyền không được phép vượt quá nội dung được ủy quyền, và sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người ủy quyền nếu vượt quá nội dung này.