Hiện nay, do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp đã có ý định chuyển địa điểm vũ trường sang địa điểm khác để thuận lợi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thực tế. Vậy đổi địa điểm vũ trường có cần phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh hay không?
Mục lục bài viết
1. Đổi địa điểm vũ trường phải cấp lại giấy phép kinh doanh không?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức thay đổi địa điểm kinh doanh vũ trường để thuận lợi cho quá trình kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Câu hỏi đặt ra: Đổi địa điểm vũ trường có cần phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về thay đổi địa điểm kinh doanh.
Nhìn chung thì có thể nói, địa điểm kinh doanh chính là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có loại hình kinh doanh vũ trường. Địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp có thể khác với địa chỉ đăng ký trụ sở chính lúc tiến hành thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Địa chỉ này được đặt tại các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nơi doanh nghiệp đó đặt chi nhánh trên thực tế. Địa điểm kinh doanh được xem là nơi thực hiện các giao dịch mua bán và trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chăm sóc khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, tại địa điểm kinh doanh không phải trụ sở thì sẽ không có con dấu,không có tư cách pháp nhân của công ty và không có chức năng đại diện theo ý quyền cho doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, có quy định về việc cấp lại giấy phép kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp có quyền đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Có sự thay đổi một trong các nội dung cơ bản của giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó, trong đó bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Giấy phép bị mất;
– Giấy phép bị hư hỏng do không còn đầy đủ các thông tin trên giấy phép;
– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn tỉnh/thành phố khác so với nơi đã được cấp giấy phép ban đầu.
Như vậy có thể nói, khi thay đổi địa điểm vũ trường, tức là khi thay đổi địa điểm kinh doanh của loại hình kinh doanh dịch vụ vũ trường thì cần thiết cần phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, đổi địa điểm vũ trường là một trong những căn cứ bắt buộc phải cấp lại giấy phép kinh doanh.
2. Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh khi đổi địa điểm vũ trường:
Theo như phân tích nêu trên, đổi địa điểm vũ trường thì cần phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung, trình tự và thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh khi thay đổi địa điểm vũ trường sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Các doanh nghiệp khi có nhu cầu thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh khi đổi địa điểm vũ trường sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;
– Giấy tờ tùy thân của chủ cơ sở kinh doanh;
– Giấy phép kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước đó;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính. có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận, cấp lại giấy phép kinh doanh cho các cơ sở vũ trường. Trong trường hợp không cấp lại giấy phép thì cần phải có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
3. Đổi địa điểm vũ trường nhưng không đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời gian đăng ký thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh quá thời gian quy định từ 01 ngày cho đến 10 ngày;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm thời gian đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, hoạt động của các văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của các chi nhánh, hoạt động của các văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định trong khoảng thời gian từ 31 ngày đến 90 ngày;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện và các địa điểm kinh doanh quá thời gian quy định trong khoảng thời gian từ 91 ngày trở lên;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không đăng ký thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký đối với hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện và các địa điểm kinh doanh.
Như vậy có thể nói, khi đổi địa điểm vũ trường nhưng không đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền với mức cao nhất lên đến 30.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Nghị định 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.