Trên thực tế, địa điểm kinh doanh đóng vai trò giống như một văn phòng liên lạc, địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh của công ty, hướng tới mục đích tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận sâu rộng thị trường và tiếp cận dễ dàng hơn với các đối tác mới. Vậy, đổi địa điểm kinh doanh không thông báo có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Đổi địa điểm kinh doanh không thông báo có bị phạt không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất
– Chi nhánh theo quy định của pháp luật và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh có chức năng và nhiệm vụ thực hiện toàn bộ chức năng hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh bắt buộc phải đúng với ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký;
– Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, văn phòng đại diện có chức năng và nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Văn phòng đại diện sẽ không được phép thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp;
– Địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật là nơi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi không thông báo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đến với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện;
– Thay đổi chủ hộ kinh doanh tuy nhiên không gửi thành phần hồ sơ thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đã đăng ký;
– Tạm dừng kinh doanh trên thực tế, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tại cơ quan thẩm quyền tuy nhiên không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đã đăng ký;
– Chuyển địa điểm kinh doanh tư nhân không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện;
– Có hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh tuy nhiên không thực hiện thủ tục thông báo hoặc không nộp lại bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện;
– Thay đổi ngành nghề kinh doanh tuy nhiên không thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
– Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh, các cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường khác. Trong trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì sẽ bị xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Theo đó thì có thể nói, hành vi đổi địa điểm kinh doanh không thông báo có thể sẽ bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Đổi địa điểm kinh doanh có bắt buộc phải thông báo không?
Theo Điều 45 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và thông báo địa điểm kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện ở trong nước hoặc tại nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một chi nhánh hoặc nhiều chi nhánh, một văn phòng đại diện hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính nhất định;
– Trong trường hợp thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện trong nước, các doanh nghiệp cần phải gửi thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, đăng ký hoạt động văn phòng đại diện đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đó đặt chi nhánh, đặt văn phòng đại diện. Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau: Thông báo thành lập chi nhánh hoặc thành lập văn phòng đại diện, quyết định thành lập hoặc bản sao của biên bản họp về việc thành lập chi nhánh/thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp, giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với những người đứng đầu chi nhánh/người đứng đầu văn phòng đại diện;
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ xem xét tính hợp lý của hồ sơ, sau đó cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc đăng ký thành lập văn phòng đại diện cho doanh nghiệp. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải thông báo bằng văn bản về tất cả các nội dung cần phải sửa đổi/bổ sung cho doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ký cơ quan có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng;
– Doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung đối với giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày có sự thay đổi;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày doanh nghiệp quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối chiếu theo quy định này, trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày địa điểm kinh doanh có quyết định thay đổi, doanh nghiệp cần phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Địa điểm kinh doanh có cần phải nộp thuế môn bài hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;
– Các đơn vị sự nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
– Tổ chức khác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của các tổ chức nêu trên;
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài (sửa đổi tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài), có quy định cụ thể về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo đó, người nộp thuế cần phải thực hiện theo quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019. Đối với lệ phí môn bài sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
– Người nộp lệ phí môn bài mới thành lập, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chuyển từ hộ kinh doanh, hoặc có thành lập thêm các đơn vị phụ thuộc, thành lập thêm các địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cần phải có nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế môn bài chậm nhất là vào ngày 30 tháng 01 hằng năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Trường hợp trong năm có sự thay đổi về số vốn, thì người nộp lệ phí môn bài có thể nộp hồ sơ khai thuế môn bài chậm nhất là vào ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi;
– Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh sẽ không cần phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào hồ sơ khai thuế, căn cứ vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định cụ thể doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài cần phải nộp, sau đó thông báo cho người nộp lệ phí môn bài để thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài (sửa đổi tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài).
Theo đó thì có thể nói, theo các điều luật phân tích nêu trên thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật là một trong những đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
Mức nộp lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh cũng được pháp luật quy định cụ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài (sửa đổi tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài), có quy định lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh phải nộp hiện nay được xác định là 1.000.000 đồng/năm.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 04 kể từ năm thành lập doanh nghiệp), cụ thể như sau:
– Trường hợp kết thúc trong thời gian 06 tháng đầu năm thì cần phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
– Trường hợp kết thúc trong thời gian 06 tháng cuối năm thì cần phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài;
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài.
THAM KHẢO THÊM: