Hiện nay, ở nước ta ngoài loại hình doanh nghiệp thông thường thì còn mới bắt đầu phát triển thêm loại hình doanh nghiệp xã hội. Tuy còn mới và chưa được nhiều người biết đến nhưng doanh nghiệp xã hội có vai trò và cơ chế hoạt động đặc thù. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Cách đặt tên, đặc điểm và phân loại như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại
Bên cạnh những điểm khác được nêu ra ở trên thì doanh nghiệp xã hội giống với các doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Ngoài các quyền và nghĩa vụ giống như các doanh nghiệp thông thường khác, doanh nghiệp xã hội còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Thứ nhất, duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020 trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải
– Thứ hai, chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý Doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
– Thứ ba, được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
– Thứ tư, không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
– Thứ năm. trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy theo như quy định tại
Doanh nghiệp xã hội được hình thành và được phân chia thành doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội không có lợi nhuận và doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận, trong đó, đầu tiên doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành…Họ đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội. Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận làm tốt vai trò xúc tác để huy động nguồn lực từ cộng đồng để cải thiện đời sống cho những cộng động chịu thiệt thòi.
Thứ hai, quy định về doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận theo như quy dịnh tại Luật Doanh nghiệp hiện hành thì đs số các doanh nghiệp loại này do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội. Bên cạnh đó thì phần lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng đòn bẩy của thị trường để giải quyết vấn đề xã hội và các thách thức trong lĩnh vực môi trường là điểm khác biệt so với các tổ chức xã hội từ thiện hay các doanh nghiệp thông thường. Phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ.
Cuối cũng là loại hình doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận thì loại hình này được xác định là có mô hình khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường. Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận.
Doanh nghiệp xã hội trong tiếng Anh là Social enterprise.
Doanh nghiệp xã hội được định nghĩa trong tiếng Anh như sau:
” Social enterprise is an enterprise lawfully established and operating under the provisions of the Enterprise Law 2020 for the purpose of the community and society and extracting 51% of the total annual profit of the enterprise for re-investment to implement. social and environmental goals as registered.”
2. Cách đặt tên cho doanh nghiệp xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi nếu tôi muốn đặt tên cho doanh nghiệp xã hội thì chỉ cần tên doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp thôi đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Điều 38. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp thì:
Điều 4. Đăng ký doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
2. Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.
Như vậy, nếu bạn đặt tên cho doanh nghiệp xã hội thì bạn cần tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, tuy nhiên có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp và điều này là không bắt buộc.
3. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội:
Theo Điều 3 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ các khoản viện trợ để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Nguồn viện trợ chủ yếu đến từ các cơ quan, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó thì cũng xác định hình thức viện trợ chủ yếu bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Khi tiếp nhận các khoản viện trợ, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục
Bước 1: Lập văn bản tiếp nhận tài trợ
Văn bản phải bao gồm những nội dung sau:
– Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ.
– Loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ.
– Thời điểm thực hiện tài trợ.
– Yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ.
– Họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên.
Bước 2: Gửi thông báo tiếp nhận tài trợ
– Doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc UBND cấp Tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ
– Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản tiếp nhận tài trợ được ký kết
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Mục tiêu về lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Để cụ thể hoá mục tiêu này, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
4. Các loại hình doanh nghiệp xã hội:
– DNXH phi lợi nhuận
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành…Họ đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội. Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận làm tốt vai trò xúc tác để huy động nguồn lực từ cộng đồng để cải thiện đời sống cho những cộng động chịu thiệt thòi.
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận làm tốt vai trò xúc tác để huy động nguồn lực từ cộng đồng để cải thiện đời sống cho những cộng động chịu thiệt thòi. Có thể chia doanh nghiệp xã hội loại này thành ba nhóm dựa trên phương thức hoạt động, mục tiêu, hiệu quả xã hội và nguồn tài trợ:
+ Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và được một một bên thứ ba thường là cộng đồng, hoặc nhà đầu tư xã hội tài trợ cho các hoạt động đó. Nói cách khác, doanh nghiệp xã hội loại này như một người làm thuê độc lập, tự chủ, đóng vai trờ xúc tác, kết nối nguồn lực và mục tiêu xã hội.
+ Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ công tới những người chịu thiệt thời và dễ bị tổn thương nhất vè kinh tế, những người không được tiếp cận hay không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ theo mức giá thông thường. Mục tiêu của những doanh nghiệp này là đáp ứng yêu cầu và quyền của người dân đang bị những mô hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua.
+ Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hội như những người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn tù…phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này đổi mới từ tổ chức NGO bằng cách thành lập thêm một nhánh kinh doanh bên trong tổ chức, hoặc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh, với lợi nhuận được sử dụng để tài trợ một phần chi phí của tổ chức.
– DNXH không vì lợi nhuận
Đa số các doanh nghiệp loại này do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội.
Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng đòn bẩy của thị trường để giải quyết vấn đề xã hội và các thách thức trong lĩnh vực môi trường là điểm khác biệt so với các tổ chức xã hội từ thiện hay các doanh nghiệp thông thường. Phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ.
Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận thường đăng ký hoạt động dưới các hình thức Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp này đăng ký dưới hình thức công ty là họ không muốn xã hội nhìn nhận như đơn vị ‘đi xin’ lòng từ thiện của cộng đồng. Họ nhìn thấy cơ hội tạo giá trị vật chất từ những hàng hóa và dịch vụ giàu nhân văn mà họ cung cấp cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hoạt động như những công ty giúp họ tiếp cận những nguồn vốn và cơ hội kinh doanh đa dạng hơn là một tổ chức từ thiện đơn thuần. Tuy nhiên, do sứ mệnh xã hội mà họ theo đuổi, các doanh nghiệp xã hội loại này đối mặt với một số thách thức đặc thù so với các doanh nghiệp thông thường khác:
+ Mục tiêu xã hội không cho phép họ “tối đa” hóa lợi nhuận bằng mọi cách. Thay vào đó, phương châm của họ là “tối ưu” hóa lợi nhuận.
+ Bên cạnh đó, những chi phí kinh doanh như những doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội phải chi những “chi phí xã hội” rất lớn.
+ Do bản chất “hỗn hợp” của mình, doanh nghiệp xã hội thường có nguồn vốn đầu tư khá đa dạng. Bên cạnh vốn đầu tư thương mại thông thường, có thể tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi dưới dạng vay dài lãi xuất thấp, vốn cổ tức xã hội, hay vốn tài trợ không hoàn lại. Mặc dù vậy, việc hiện chưa có quy định rõ ràng trong việc tiếp nhận các khoản vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi từ các nhà đầu tư xã hội đang làm cho các doanh nghiệp lúng túng trong giải trình thuế và hạch toán kinh doanh.
+ Doanh nghiệp xã hội áp dụng thước đo hiệu quả khác với doanh nghiệp thông thường. Nên cạnh giá trị vật chất, giá trị xã hội mà nó mang lại cho công đồng là giá trị tối đa và cần được đo lường và ghi nhận cụ thể.
– Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận
Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường. Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận.
Mô hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô với các ví dụ như Grameen Bank và BRAC ở Bangladesh, SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ… Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi mô cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM). Một số đặc điểm của các doanh nghiệp xã hội loại này là:
+ Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường.
+ Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Nói cách khác mục đích chính của nó không phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đông, thay vào đó là mục tiêu xã hội/ môi trường mà mọi cổ đông đều chia sẻ giá trị chung. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
+ Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít sử dụng các khoản hỗ trợ không hoàn lại cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xã hội loại này thường hoạt động dưới các hình thức: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức tài chính vi mô..
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.