Hiện nay, khi thành lập công ty, nhiều chủ công ty có nhu cầu thuê người có năng lực, chuyên môn về làm giám đốc để điều hành, quản lý công ty bởi không phải chủ sở hữu nào cũng đủ kiến thức chuyên ngành để thực hiện điều hành công ty. Vậy với loại hình doanh nghiệp tư nhân có được phép thuê giám đốc không?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về doanh nghiệp tư nhân:
Căn cứ Điều 188
– Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu.
– Chủ doanh nghiệp tư nhấn sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ doanh nghiệp Tư nhân, người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.
– Doanh nghiệp tư nhấn không có tư cách pháp nhân: Về nguyên tắc, mỗi pháp nhân sẽ phải có tài sản riêng tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Về vốn của doanh nghiệp tư nhân: nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân sẽ xuất phát từ tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
– Điều kiện về tên công ty: không được trùng hay gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã được đăng ký khác.
Hồ sơ để thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân như chứng minh nhân dân; căn cước công dân (bản sao).
– Sau đó, nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính, nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ kết quả giải quyết. Hình thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân có thể thông qua đăng ký trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc thông quá mạng điện tử trên trang đăng ký kinh doanh.
2. Doanh nghiệp tư nhân có được phép thuê giám đốc không?
Căn cứ khoản 2 Điều 190 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp làm Giám đốc hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Khi thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám độc thực hiện quản lý, điều hành công ty thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đó.
Do vậy, theo quy định trên có thể thấy doanh nghiệp tư nhân được phép thuê giám đốc. Tuy nhiên về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì người chịu trách nhiệm là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Việc chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm giám đốc thì sẽ thực hiện thông qua
Tuy nhiên việc thuê giám đốc cũng cần phải lưu ý, cẩn trọng vì họ đóng vai trò quan trọng trong công ty. Chủ doanh nghiệp tư nhân cần lựa chọn người đủ tin tưởng và có chuyên môn cao, như vậy mới giúp hoạt động công ty đạt được hiệu quả lớn.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là ai?
Căn cứ Điều 190 Luật doanh nghiệp quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:
doanh của doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ doanh nghiệp tu nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Do vậy, người đại diện the pháp luật của doanh nghiệp tư nhân chính là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền ủy quyền cho người khác trong những trường hợp cụ thể. Theo đó:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi nằm trong trường hợp bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Nếu như chủ doanh nghiệp tư nhân chết: người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ là chủ doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở thỏa thuận. Nếu như những người thừa kế không thỏa thuận được thìtiến hành đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
– Nếu như chủ doanh nghiệp tư nhân chế (không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế): tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Nếu chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.
– Nếu chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.
Như vậy, khi chủ doanh nghiệp tư nhân có thể ủy quyền cho người khác quản lý doanh nghiệp và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của mình khi thuộc trường hợp nêu trên.
4. Doanh nghiệp tư nhân cho thuê được không?
Cho thuê doanh nghiệp tư nhân được hiểu là việc chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng toàn bộ doanh nghiệp cho người khác trong một khoảng thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận để thu lợi một khoản tiền nhất định. Theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động cho thuê doanh nghiệp tư nhân. Và khi cho thuê doanh nghiệp tư nhân, các bên nên lưu ý phải ký kết hợp đồng cho thuê.
Theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định việc thực hiện đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết thì phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân cho thuê doanh nghiệp tư nhân không phải tiến hành thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020.
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: