Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn, mua cổ phần không? Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, do một cá nhân làm chủ; không có tư cách pháp nhân và không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp. Một vấn đề đặt ra là doanh nghiệp tư nhân có quyền được góp vốn, mua cổ phần không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
Theo khoản 1 Điều 188
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đặc biệt mang những đặc điểm nổi bật như sau:
Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vô hạn:
Về bản chất, doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập vì doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân thành lập và làm chủ bằng chính tài sản của cá nhân đó. Do vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, tức là chủ doanh nghiệp tư nhân chịu các khoản nợ với khách hàng, với đối tác bằng tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp và cả những tài sản cá nhân không đăng ký đầu tư vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân:
Căn cứ tại Điều 74 Bộ luật dân sự quy định một tổ chức được coi là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập một cách hợp pháp
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Chỉ khi đáp ứng đủ 4 điều kiện trên thì một tổ chức mới được xem là có tư cách pháp nhân. Trong khi đó, với doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập bởi tài sản của doanh nghiệp không tách biệt mà gắn liền với tài sản cá nhân là chủ doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân.
Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ:
Khoản 1 Điều 188
Được quyền bán và cho thuê doanh nghiệp:
Căn cứ tại Điều 191, 192 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc cho thuê, bán doanh nghiệp tư nhân, cụ thể như sau:
– Cho thuê doanh nghiệp tư nhân:
Trường hợp có nhu cầu muốn cho thuê doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tục cho thuê thì doanh nghiệp sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ bao gồm:
+ Văn bản thông báo
+ Hợp đồng cho thuê doanh nghiệp (bản sao có công chứng)
Sau đó trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực, chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế
Lưu ý, kể cả khi cho thuê doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Về mặt quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu với người đi thuê sẽ được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng cho thuê doanh nghiệp.
– Bán doanh nghiệp tư nhân:
Về việc bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
Về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm sau khi bán doanh nghiệp tư nhân. Ngoại trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân và người mua có thỏa thuận khác.
Sau khi tiến hành thủ tục chuyển giao doanh nghiệp, người mua doanh nghiệp tư nhân đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào:
Khi muốn tăng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ tự đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp, đi vay tài chính hoặc lấy từ tài sản tặng, cho,… chứ không phát hành chứng khoán. Điều này khiến cho khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân thấp hơn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn, mua cổ phần không?
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, về mặt pháp luật chỉ cấm doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn, mua cổ phần mà chưa có quy định hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân thì hoàn toàn có thể góp vốn, thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần.
Việc cấm doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn, mua cổ phần bởi những lý do sau:
– Pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty. Mục đích việc cấm doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn, mua cổ phần là để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các doanh nghiệp tư nhân.
– Ngoài ra, theo quy đinh tại điểm đ Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp có quy định tổ chức không có tư cách pháp nhân thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Và doanh nghiệp tư nhân như phân tích ở mục 1 thì không có tư cách pháp nhân.
3. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân
– Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội)
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội)
– Văn bản ủy quyền (nếu có):
+ Trường hợp ủy quyền cho cá nhân, gồm giấy tờ: Văn bản ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực).
+ Trường hợp ủy quyền cho tổ chức, gồm giấy tờ: Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục;
+ Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, gồm giấy tờ là Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người có nhu cầu nộp hồ sơ bằng hai phương thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính
– Nộp trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ dangkykinhdoanh.vn
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Phòng Đăng ký kinh doanh hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh để trả kết quả trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Nếu trường hợp quá thời hạn mà chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người nộp hồ sơ có quyền khiếu nại căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
Bước 3: Trả kết quả:
– Sau khi xem xét hồ sơ giấy tờ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, người thành lập doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).