Khi nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao đã kéo theo nhiều loại hình tổ chức kinh tế cũng xuất hiện và cạnh tranh với nhau. Chúng ta thường hay nghe nhắc đến một loại hình kinh tế là doanh nghiệp tập thể. Vậy doanh nghiệp tập thể là gì? Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tập thể?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp tập thể là gì?
Doanh nghiệp tập thể – một cụm từ khá xa lạ với nhiều người khi nghe đến khái niệm này. Doanh nghiệp tập thể hiểu đơn giản là một mô hình công ty có sự tham gia của nhiều cá nhân. Các cá nhân này có thể là nhóm người cùng chung thôn, ấp, xã góp vốn đề thành lập doanh nghiệp. Mục đích của thành lập doanh nghiệp tập thể chính là nhằm sản xuất, kinh doanh một loại hình sản phẩm có từ xa xưa như làng nghề gốm, làng nghề nón lá…mang tính địa lý, lịch sử.và tuy nhiên hiện nay theo quy định của luật pháp nước ta thì đã không còn khái niệm này mà được thay thế với tên gọi là hợp tác xã.
Theo đó, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Ngoài ra, hiện nay để áp mục đích hợp tác kinh doanh pháp luật nước ta đã cho phép các hợp tác xã liên kết lại với nhau và được gọi là liên hiệp hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
Doanh nghiệp tập thể | Collective enterprise |
Hợp tác xã | Cooperative |
Liên hiệp hợp tác xã | Union of cooperatives |
Kinh doanh | Business |
3. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tập thể:
3.1. Khái niệm của doanh nghiệp tập thể hay còn gọi là hợp tác xã:
Hiện nay, theo quy định của Luật hợp tác xã thì doanh nghiệp tập thể hay còn gọi là hợp tác xã được hiểu là những thành viên trong xã hội vì mục đích kinh doanh để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nên đã tiến hành đăng ký thành lập hợp tác xã. Thông thường những hợp tác xã này hay doanh nghiệp tập thể xuất phát từ những nhóm người vì mục đích chung của địa phương và bảo vệ được nét văn hóa lâu đời tại địa phương của mình sẽ thành lập hợp tác xã để được nhà nước bảo vệ và có thể phát triển được vi mô sau này. Đến thời kỳ năm 1945 sau khi giành được độc lập thì Đảng và Nhà nước ta mới có cơ hội quan tâm đến phát triển Hợp tác xã hay còn gọi là doanh nghiệp tập thể. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng loạt các cơ sở kinh tế hợp tác (lúc đầu là các tổ đổi công, tổ vần công) được hình thành, rồi đến HTX được phát triển mạnh mẽ vào những năm 50-60 của thế kỷ 20 và cho đến ngày nay. Trải qua các thời kỳ Cách mạng Việt Nam, khu vực kinh tế hợp tác, HTX luôn có những đóng gớp quan trọng vào công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước.
Theo đó, hợp tác xã được hiểu đơn chính là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Ngoài ra, khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo
3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp tập thể:
Một, doanh nghiệp tập thể là 1 tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, tự chủ về kinh tế.
- Mục đích của hợp tác xã chính là vì mục đích lợi nhuận, kinh doanh, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ đối với một sản phẩm hay nghề truyền thống.
- Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất. Bất kỳ một tổ chức được thành lập thì đều có mục đích đạt được một lợi ích nào đó. Và giống với những loại hình doanh nghiệp khác thì mục đích chính của doanh nghiệp nhà nước chính là lợi nhuận.
- Được pháp luật bảo vệ bình đẳng giống như các tổ chức kinh tế khác. Bởi được đăng ký và cấp giấy chứng nhận thành lập, chịu các trách nhiệm về thuế, phí nên sẽ được nhà nước bảo vệ dựa theo những quy định của pháp luật, cụ thể là Luật hợp tác xã và một số văn bản luật khác có liên quan.
- Đây là một tổ chức kinh tế có quyền chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những điều kiện giúp cho hợp tác xã có tư cách pháp nhân. Có tài sản độc lập vì vậy hợp tác xã có quyền tự chủ và có toàn trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến nợ. Hợp tác xã nhân danh thực hiện các quan hệ pháp luật giống như những doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có sức cạnh tranh khá lớn trong thị trường.
- Sự hợp tác tương lẫn nhau giữa các xã viên hợp tác xã là 1 nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã. Các hợp xã viên này là những cá nhân, hộ gia đình là nhứng sáng lập viên. Vai trò, nhiệm vụ của những sáng lập viên này cũng được quy định rõ ràng tại Luật hợp tác xã.
- Chịu sự quản lý và điều chỉnh của Luật hợp xã, các xã viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong hợp tác xã và cộng đồng xã hội. Các sáng lập viên luôn nâng cao tình thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã thảo luận về dự thảo, phương án sản xuất, kinh doanh và đưa ra những phương án giải quyết phù hợp.
Hai, điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên cũng được quy định chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức hay pháp nhân muốn trở thành thành viên bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện như phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, có độ tuổi phù hợp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ….
Ngoài ra, pháp luật nước ta còn quy định các xã viên hợp tác xã khi tham gia vào hợp tác xã vừa phải góp vốn, vừa phải góp sức, cùng nhau sản xuất, kinh doanh và làm các dịch vụ, họ phân phối lợi nhuận theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”. Khi xã viên có nhu cầu rời khỏi hợp tác xã thì sẽ dựa theo những quy định của điều lệ đã được ban hành, trường hợp không quy định thì sẽ dựa theo quy định của Luật hợp tác xã. Chính vì vây, việc xây dựng mối quan hệ giữa các xã viên có vai trò rất quan trọng, tất cả đều phải được hình thành và điều chỉnh theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giúp đỡ tương trợ lẫn nhau và cùng có lợi.
4. Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã:
4.1. Hồ sơ thành lập:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập liên hiệp hợp tác xã theo mẫu;
- Điều lệ;
- Phương án sản xuất kinh doanh được quy định theo mẫu;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký.
- Danh sách hợp tác xã thành viên theo mẫu;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu;
Lưu ý: đối với trường hợp ủy quyền cho cá nhân hay tổ chức nộp hồ sơ thì bắt buộc phải có Văn bản ủy quyền cùng với Giấy tờ chứng thức cá nhân của người được ủy quyền.
4.2. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ:
Hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như tiết kiệm được thời gian thì nộp hồ sơ sẽ có hai hình thức sau đây:
Một, trường hợp nộp trực tiếp
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
– Người có thẩm quyền đăng ký cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài).
Đối với trường hợp ủy quyền thì cần phải có văn bản ủy quyền và giấy tờ chứng thực cá nhân. Văn bản ủy quyền có thể không cần phải công chứng, chức thực.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
+ Có đủ giấy tờ theo quy định;
+ Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã;
+ Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 42 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải
– Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 42 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Hai, nộp hồ sơ qua Cổng đăng ký quốc gia
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
Bước 2: Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
– Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;
– Các thông tin đăng ký hợp tác xã được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử;
– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng của một trong các chủ thể là cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký hợp tác xã theo quy định; Người được cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký hợp tác xã theo quy định ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký hợp tác xã.
Lưu ý: Đối với trường hợp ủy quyền thì cần phải có văn bản ủy quyền và giấy tờ chứng thực cá nhân. Văn bản ủy quyền có thể không cần phải công chứng, chức thực.
Trường hợp hồ sơ bị yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì sẽ có thời hạn 60 ngày kể từ ngày có thông báo sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện hồ sơ va nộp lại. Nếu không nộp sau 60 ngày thì hồ sơ sẽ bị hủy.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch gửi thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân có thẩm quyền ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
– Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hợp tác xã phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.
Thứ ba, thời gian giải quyết và thẩm quyền xử lý
Theo quy định đối với thủ tục thành lập hợp tác xã thì thời gian giải quyết có thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Và cơ quan có thực hiện là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật hợp tác xã 2023.