Doanh nghiệp siêu nhỏ tạo ra nhiều việc làm hơn những doanh nghiệp lớn bởi chúng thường có quy mô nhỏ và sử dụng ít vốn hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp siêu nhỏ dễ tiếp cận hơn với các nguồn lực và có cơ hội kinh doanh. Vậy doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Tiêu chí xác định, phân loại như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
Hiện nay pháp luật không quy định hay định nghĩa, giải thích thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ, mà thay vào đó, pháp luật chỉ đề cập đến những tiêu chí xác định về quy mô của doanh nghiệp (siêu nhỏ, nhỏ, vừa,..). Điều này làm cho việc xác định quy mô của một doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là khi các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ yêu cầu các tiêu chí khác nhau như là số lượng lao động, nguồn vốn, và doanh thu. Tuy nhiên, căn cứ Điều 4 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội đã ban hành hợp nhất Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có thể hiểu doanh nghiệp siêu nhỏ là một doanh nghiệp có quy mô nằm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, có số lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
– Có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
– Có tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo lĩnh vực là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
Doanh nghiệp siêu nhỏ có những vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, cụ thể:
– Tạo ra việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ tạo ra nhiều việc làm hơn những doanh nghiệp lớn bởi chúng thường có quy mô nhỏ và sử dụng ít vốn hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp siêu nhỏ dễ tiếp cận hơn với các nguồn lực và có cơ hội kinh doanh, đồng thời giúp chúng tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động có trình độ và kinh nghiệm thấp hơn.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm hơn trong những lĩnh vực và khu vực mà các doanh nghiệp lớn thường không hoạt động. Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ thường linh hoạt và thích ứng hơn với các thay đổi trong thị trường, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu của các thị trường ngách. Khi mà tạo ra nhiều việc làm, doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. giúp cải thiện được đời sống kinh tế của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Thúc đẩy vấn đề tăng trưởng kinh tế:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ thường linh hoạt và có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Nó kích thích sự sáng tạo và đổi mới, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, góp phần tăng cường về sự cạnh tranh và đổi mới chung trong nền kinh tế.
+ Bằng cách gia tăng sản xuất, cung cấp về hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp siêu nhỏ đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy về tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời sẽ giúp phân phối tài nguyên kinh tế một cách rộng rãi và công bằng hơn. Bởi vì doanh nghiệp siêu nhỏ thường hoạt động tại những khu vực nông thôn và vùng nghèo, tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển cho những cộng đồng địa phương, giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực.
– Phát triển về kinh tế khu vực:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ thường có mối liên kết chặt chẽ với những nhà cung ứng và khách hàng địa phương. việc tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng địa phương giúp cho tăng cường mối quan hệ kinh tế trong khu vực, tạo ra sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa những doanh nghiệp và tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực.
+ Một số doanh nghiệp doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có khả năng xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ không chỉ mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp mà còn tạo ra được thu nhập cho khu vực và góp phần vào cân đối thương mại quốc tế.
– Nâng cao GDP quốc gia: sự tăng trưởng của doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế tổng thể của quốc gia, đẩy mạnh được hoạt động sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ.
2. Tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ?
– Phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ: Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo lĩnh dưới đây:
+ Lĩnh vực về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
+ Lĩnh vực về công nghiệp và xây dựng;
+ Lĩnh vực về thương mại và dịch vụ.
– Tiêu chí xác định:
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định rõ về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, Điều này quy định Doanh nghiệp siêu nhỏ ở trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động mà đã có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm sẽ không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm là không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ ở trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm là không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc là có tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Theo đó tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện như sau:
+ Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm sẽ không được quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc là có tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
+ Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm sẽ không được quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc là có tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
+ Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm sẽ không được quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc là có tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Lưu ý rằng, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã tiến hành thực hiện đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Cách biết số lao động tham gia bảo hiểm xã hội để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cách biết số lao động tham gia bảo hiểm xã hội để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:
– Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do chính doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng với pháp luật về bảo hiểm xã hội. Chính là tổng số lao động ký
– Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số những người lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả của các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng. Số lao động sử dụng đã có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và sẽ căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng đã có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số người lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động sau đó chia cho số tháng hoạt động.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
THAM KHẢO THÊM: