Hiện nay, việc kinh doanh đang ngày càng phổ biến và đóng góp vai trò ngày càng lớn trong việc phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp nội địa ngày xuất hiện càng nhiều với số lượng và chất lượng tốt, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Cùng bài viết tìm hiểu về Doanh nghiệp nội địa.
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp nội địa là gì?
Doanh nghiệp nội địa được hiểu là một công ty thực hiện hoạt động kinh doanh của mình ở nước sở tại. Một doanh nghiệp nội địa thường bị đánh thuế khác so với doanh nghiệp nước ngoài và có thể phải trả thuế hoặc phí đối với các sản phẩm mà họ nhập khẩu. Thông thường, một doanh nghiệp nội địa có thể dễ dàng hoạt động kinh doanh ở những nơi trong nước mà họ đăng kí hoạt động.
Các doanh nghiệp nội địa được đặt tại một quốc gia khác so với quốc gia ban đầu của họ được gọi là các doanh nghiệp nước ngoài.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp nội địa:
Các doanh nghiệp là một thực thể pháp lí riêng biệt và khác biệt với chủ sở hữu của nó. Trong trường hợp xảy ra kiện tụng và trả nợ, công ty mới là đơn vị phải chịu trách nhiệm pháp lí, mà không phải là chủ sở hữu. Nếu chủ nợ yêu cầu phải thanh toán khoản nợ, họ sẽ yêu cầu bồi thường đối với tài sản của công ty, mà không phải tài sản cá nhân của chủ sở hữu.
Thông thường, một công ty được thành lập sau khi một doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng kí thành lập với cơ quan nhà nước. Từ lúc đó trở đi, tất cả các hành vi của công ty đều phải tuân theo luật của địa phương nơi nó được thành lập, ngay cả khi nó không kinh doanh ở đó.
Các chủ doanh nghiệp nội địa được tự do lựa chọn nơi hoạt động kinh doanh của các công ty của mình, và do đó, chủ doanh nghiệp nội địa thông thường tìm cách phân tích
Ưu điểm của các doanh nghiệp nội địa đó là các doanh nghiệp nội địa đó bớt chi phí tìm hiểu thị trường so với doanh nghiệp nước ngoài. Mỗi công ty cần phải hiểu được thị hiếu của từng thị trường mục tiêu, và chính vì thế, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải đầu tư nguồn lực đáng kể vào việc phân tích thị hiếu của các khách hàng từ các quốc gia khác, xem nhóm khách hàng nào có khả năng mua hàng nhất và cách để marketing sản phẩm hiệu quả.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa có thể dự đoán sở thích của khách hàng dễ dàng hơn. Các chủ doanh nghiệp nội địa có thể quen thuộc hơn với các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và có thể dễ dàng hiểu được các thị trường ngách.
Tuy nhiên, nhược điểm của các doanh nghiệp nội địa đó là các doanh nghiệp nội địa thường dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi theo chu kì của thị trường. Những thay đổi theo chu kì có xu hướng ảnh hưởng đến một doanh nghiệp nội địa mạnh mẽ hơn một doanh nghiệp quốc tế, khiến nó dễ bị tổn thương hơn trước những thăng trầm của thị trường trong nước. Lí do là bởi vì doanh nghiệp nước ngoài thường có nhiều cách tạo ra lợi nhuận khác khi điều kiện thị trường nội địa đang không tốt, trong khi doanh nghiệp nội địa thì không.
3. Ngành nghề được phép kinh doanh tại Việt Nam hiện nay:
Như vậy, ta nhận thấy, theo Hiến pháp Việt Nam thì tự do kinh doanh là quyền tự do cơ bản của cá nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức có quyền được tự do kinh doanh ngành, nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường và các chiến lược kinh doanh đã được đặt ra. Tuy nhiên, những ngành nghề được kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Cho đến nay thì
Ngoài ra, theo Luật Đầu tư 2020 cũng quy định cá nhân, tổ chức không được phép kinh doanh tám ngành, nghề sau đây:
– Thứ nhất: Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Thứ hai: Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I.
– Thứ ba: Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II.
– Thứ tư: Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Luật Đầu tư 2020.
– Thứ sáu: Kinh doanh mại dâm.
– Thứ sáu: Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người).
– Thứ bảy: Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
– Thứ tám: Kinh doanh pháo nổ.
Như vậy, ta nhận thấy, trước khi kinh doanh bất kỳ ngành nghề gì, cá nhân, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu đó xem ngành, nghề mình muốn kinh doanh có được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không và ngành, nghề đó có phải đáp ứng các điều kiện gì để được kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ta hay không.
4. Các hình thức kinh doanh tại Việt Nam:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân có thể tự chủ kinh doanh hoặc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc hợp tác xã). Cụ thể được quy định như sau:
Thứ nhất: Kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp:
Hiện nay có bốn loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm:
– Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó có:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.
Các nội dung cụ thể liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty, quyền và nghĩa vụ của cổ đông,…được quy định chi tiết tại chương V Luật Doanh nghiệp 2020.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn: bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Các nội dung cụ thể liên quan đến phần vốn góp của công ty, quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty,…được quy định cụ thể tại mục 1 chương III Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Ngoài ra, công ty cũng được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Các nội dung cụ thể được quy định tại mục 2 chương III Luật Doanh nghiệp 2020.
– Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp dan
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào cũng như không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Các nội dung cụ thể được quy định tại chương VII Luật Doanh nghiệp 2020.
Các nội dung cụ thể liên quan đến doanh nghiệp tư nhân được quy định tại chương VII Luật Doanh nghiệp 2020.
– Công ty hợp danh: là doanh nghiệp phải có ít nhất là hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Trong đó:
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Giống như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Các nội dung cụ thể liên quan đến công ty hợp danh được quy định tại chương VI Luật Doanh nghiệp 2020.
Các loại hình doanh nghiệp này có thể được thành lập dựa trên sự sáp nhập, hợp nhất, chia tách, liên doanh, góp vốn hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Thứ hai: Kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Các nội dung cụ thể liên quan đến việc thành lập, chấm dứt hoạt động,…của hộ kinh doanh được quy định cụ thể tại chương VIII Nghị định trên.
Thứ ba: Kinh doanh theo hình thức hợp tác xã:
Hợp tác xã được hiểu là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất bảy thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Các nội dung chi tiết về hợp tác xã được quy định trong