Tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp đều là một trong các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Đây là 2 tình trạng pháp lý thể hiện doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, không thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh được nữa. Vậy doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt tạm ngừng kinh doanh và giải thế doanh nghiệp:
Tiêu chí | Giải thể | Tạm ngừng kinh doanh |
Khái niệm | được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục giải thể trên cơ sở đúng quy định, đồng thời đã được cập nhật tình trạng pháp lý trên hệ thống đăng ký kinh doanh. | được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định. |
Các trường hợp áp dụng | – Hết thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty và không có quyết định gia hạn. – Giải thể trên cơ sở quyết định, nghị quyết của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. – Doanh nghiệp không đảm bảo còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong vòng 06 tháng liên tục, doanh nghiệp không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. – Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | – Chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. – Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp: + Doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. + Theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, môi trường. + Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án. |
Thủ tục | – Bước 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có) – Bước 2: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp – Bước 3: Công bố giải thể doanh nghiệp – Bước 4: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp – Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán | – Bước 1: Chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính – Bước 2: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quang đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trao giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp |
Thời gian thực hiện | Ít nhất 180 ngày kể từ ngàng gửi quyết kinh giải thể | 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh |
Hậu quả pháp lý | – Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân. | – Chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định (01 năm). – Vẫn có tư cách pháp nhân. – Trong thời gian tạm ngừng không phải đóng thuế, nộp tiền bảo hiểm xã hội và thanh toán lương cho người lao động. |
2. Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?
Thực tế, việc lựa chọn nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể sẽ phải phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp nên lựa chọn phương án tạm ngừng kinh doanh nếu như xét thấy:
+ Doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng tài chính để phục hồi quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
+ Vẫn có ý định xây dựng lại bộ máy hoạt động, hoạch định lại các chiến lược và mục tiêu kinh doanh.
+ Số lượng lao động ít hoặc không thuê lao động. Bởi vì khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cũng kéo theo việc xử lý quan hệ lao động khá phức tạp.
– Doanh nghiệp nên lựa chọn phương án giải thể khi:
+ Tài chính cạn kiệt, không thể gắng sức để có thể quay trở lại tiếp tục kinh doanh hay sản xuất được nữa.
+ Tình hình kinh doanh sau đó vẫn không khả quan, bị thua lỗ nặng nề.
+ Nhân công nhiều, các chi phí về tiền lương cho lao động, bảo hiểm xã hội, các chế độ phúc lợi khác không thể chi trả được nữa.
Do đó, việc lựa chọn phương án nào doanh nghiệp phải tính toán và cân nhắc thật kĩ.
3. Hồ sơ, thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp:
Bước 1: Doanh nghiệp thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Trong vòng chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp sẽ phải làm thông báo.
Lưu ý: sau khi hết thời hạn thông báo tạm ngừng trên, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải làm thủ tục thông báo đến cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Thời hạn thực hiện chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh sẽ là không quá 01 năm.
Hồ sơ gồm có:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh.
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận.
Thực hiện kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: trong vòng 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận cho doanh nghiệp về việc tạm ngừng kinh doanh.
4. Hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
– Phương án giải quyết nợ (nếu có).
– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, doanh nghiệp nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải các giấy tờ tại Bước 1 trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
Sau đó tiếp tục thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể.
Cuối cùng là gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế.
Bước 4: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể.
Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh trong vòng 02 ngày làm việc.
Thời gian giải quyết thủ tục giải thể sẽ rơi vào 180 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: