Việc một doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản sẽ đặt ra nhiều trách nhiệm về nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đó. Vậy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bị truy cứu không?
Mất khả năng thanh toán được xem là một trong những thuật ngữ khi cá nhân hoặc tổ chức không thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với người cho vay khi các khoản nợ vay đã đến hạn phải thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến thủ tục phá sản hoặc các hậu quả pháp lý khác, tài sản của chủ thể trong trường hợp mất khả năng thanh toán sẽ được thanh lý để đảm bảo cho các khoản nợ tồn động theo quy định của pháp luật. Mặc dù vậy trên thực tế không phải bất cứ doanh nghiệp nào mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp đó đều sẽ phải thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được xem là doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của mình trong khoảng thời hạn theo quy định của pháp luật đó là 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật phá sản năm 2014. nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Trước hết thì có thể nói, một hành vi để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội sẽ phải căn cứ vào nhiều yếu tố cấu thành tội phạm khác nhau, có thể kể đến những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản sau đây:
– Khách thể của tội phạm, tức là hành vi đó phải xâm phạm đến các quan hệ xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ;
– Mặt khách quan của tội phạm, bao gồm hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó, hay nói cách khác hậu quả đó xảy ra xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là hành vi vi phạm pháp luật, và hành vi vi phạm pháp luật cũng chính là nguyên nhân tác động trực tiếp gây ra hậu quả trên thực tế;
– Chủ thể của tội phạm, có thể là người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội;
– Mặt chủ quan của tội phạm, bao gồm yếu tố lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.
Đối với pháp nhân thương mại, hay còn được gọi là công ty hoặc doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì chỉ ghi nhận pháp nhân thương mại nào phạm tội được quy định cụ thể tại Điều 76 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi đắp ứng được đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật hình sự năm 2015 cụ thể như sau:
– Hành vi phạm tội đó được thực hiện nhân danh chính pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật;
– Hành vi phạm tội được thực hiện xuất phát từ lợi ích của pháp nhân thương mại đó;
– Hành vi phạm tội được thực hiện khi có sự chỉ đạo hoặc khi có sự điều hành hoặc khi có sự chấp thuận của chính pháp nhân thương mại đó;
– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Từ các căn cứ nêu trên thì có thể nói, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhưng có dấu hiệu phạm tội và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì vẫn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng.
2. Dấu hiệu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp có những dấu hiệu cơ bản sau đây:
– Khoản nợ đến hạn tuy nhiên doanh nghiệp đó không có khả năng thanh toán được khoản nợ đó theo sự thỏa thuận ban đầu, doanh nghiệp đó có khoản nợ không bảo đảm hoặc khoản nợ chỉ có bảo đảm một phần. Như vậy nếu như khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp đó không có khả năng thanh toán được khoản nợ có bảo đảm thì đây sẽ không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
– Mất khả năng thanh toán không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ, mà mặc dù doanh nghiệp đó vẫn còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo sự thỏa thuận của các bên nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng thời hạn cho chủ nợ theo quy định của pháp luật đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và các khoản vay có bảo đảm một phần;
– Pháp luật hiện nay không quy định một mức khoản nợ cụ thể để xác định việc doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán. Vì vậy cho nên không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để có thể xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trên thực tế, và để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì cần phải căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay trước đó phù hợp với ý chí của các bên. Và cụ thể là trong khoảng thời hạn 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
– Khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán được xác định là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
Như vậy có thể nói, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đó không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi các khoản nợ đến hạn (khoản nợ không có bảo đảm hoặc các khoản nợ có bảo đảm một phần) trong phản thời gian do pháp luật quy định đó là 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán.
3. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyết định mà hoặc không mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Như vậy thì không phải doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nào cũng sẽ thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật phá sản năm 2014 có quy định cụ thể như sau:
– Trong thời gian 30 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các doanh nghiệp, chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán sẽ phải ra quyết định mua hoặc không mở thủ tục phá sản theo quy định;
– Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, thẩm phán có thể tiến hành hoạt động triệu tập phiên họp với sự tham gia đầy đủ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và chủ doanh nghiệp hoặc những đối tượng được xác định là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đó bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, các cá nhân và tổ chức có liên quan trực tiếp đến hoạt động phá sản của doanh nghiệp để có thể xem xét và kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
– Quyết định mở thủ tục phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bao gồm được các nội dung cơ bản sau: Ngày tháng năm mở thủ tục phá sản, tên của tòa án nhân dân và họ tên của thẩm phán tiến hành hoạt động mở thủ tục phá sản, ngay và sổ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tên và địa chỉ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, thời gian và địa điểm khai báo của các chủ nợ, hậu quả pháp lý của việc không khai báo theo quy định của pháp luật;
– Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu như xét thấy doanh nghiệp nộp hồ sơ không đủ điều kiện để mở thủ tục phá sản. Trong trường hợp này thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí, bên cạnh đó thì quyết định mà hoặc không mở thủ tục phá sản sẽ có hiệu lực ngay lập tức kể từ thời điểm ra quyết định đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phá sản năm 2014;
–
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).