Nhu cầu hội nhập quốc tế và các chính sách mở cửa kinh tế mới trong nhiều năm qua đã mang đến cho thị trường Việt Nam những cơ hội phát triển vững mạnh. Thị trường Việt Nam hiện đã và đang từng bước phát triển rõ rệt cũng vì thế có rất nhiều câu hỏi gửi tới Luật Dương Gia về doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hoạt động xuất nhập khẩu là gì?
- 2 2. Điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định hiện nay:
- 3 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay
- 4 4. Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:
- 5 5. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Hoạt động xuất nhập khẩu là gì?
Hiện nay, với xu thế hội nhập hóa quốc tế, việc kinh doanh ra ngoài khu vực Việt Nam rất phổ biến. Đáp ứng với thị trường quốc tế và tuân thủ nguyên tắc xuất, nhập khẩu là điều cần được quan tâm. Cùng tìm hiểu hoạt động xuất nhập khẩu là gì bạn nhé.
Theo quy định của
Có thể hiểu, xuất khẩu hàng hóa là việc mà doanh nghiệp, thương nhân hội nhập bằng việc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật hiện nay.
Nhập khẩu hàng hóa cũng là một hình thức mua bán, tuy nhiên nhập khẩu là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật quy định.
2. Điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định hiện nay:
Với nhu cầu hội nhập quốc tế và các chính sách mở cửa kinh tế mới trong nhiều năm qua đã mang đến cho thị trường Việt Nam những cơ hội và khuynh hướng phát triển vững mạnh, nền thị trường Việt Nam hiện đã và đang từng bước phát triển rõ rệt. Nhìn chung, hướng xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hóa trên thị trường trở nên đa dạng, phong phú và nhộn nhịp rất nhiều so với những thời kì trước đây. Để được tham gia thị trường sôi động này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện mà Pháp luật Việt Nam quy định. Cụ thể, căn cứ điều 7
– Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà Pháp luật không cấm;
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn những hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh và mình muốn; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
– Được lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn với những điều kiện tốt nhất;
– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng tiêu dùng và ký kết hợp đồng theo đúng quy định;
– Được kinh doanh xuất nhập khẩu;
– Sử dụng lao động, thuê, tuyển dụng theo quy định của pháp luật về lao động;
– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt về tài sản của doanh nghiệp;
– Được từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật;
– Tham gia khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật nếu có sai phạm;
– Những quyền cơ bản khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay
Tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:
– Đối với thương nhân Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP; hàng hóa bị cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa được tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải thực hiện đúng các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân ở nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước đã có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nhìn chung điều kiện để được kinh doanh xuất nhập khẩu là doanh nghiệp đó không được kinh doanh ngành nghề, sản phẩm cấm xuất nhập khẩu. Không được xuất nhập khẩu những mặt hàng, sản phẩm gây hại đến đất nước và những người tiêu dùng. Với những ngành nghề có yêu cầu điều kiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp cần tiến hành đáp ứng những điều kiện và phải xin giấy phép trước khi đi vào hoạt động.
4. Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:
Để được kinh doanh xuất nhập khẩu cần yêu cầu cơ bản để đáp ứng với những điều kiện của Pháp luật Việt Nam. Hãy cùng xem chi tiết cách đăng kí thành lập công ty xuất nhập khẩu và xin giấy phép công ty xuất nhập khẩu.
Để thực hiện đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần làm những thủ tục cơ bản như sau theo :
– Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu;
– Điều lệ của công ty xuất nhập khẩu;
– Danh sách thành viên, cổ đông công ty xuất nhập khẩu có danh sách và thông tin đi kèm;
– CCCD, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao có công chứng đối với cá nhân và kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.
Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu nộp lên cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư. Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và gửi cho đơn vị.
Giấy phép kinh doanh nhập khẩu là điều kiện để được kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, mỗi hột thương nhân, doanh nghiệp hết sức lưu ý về điều này. Một vài ví dụ chia sẻ về những thông tin hữu ích dành cho quy bạn đọc:
Hiện nay, việc kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm, xăng dầu, sách báo, mẫu khoáng sản,,, để được kinh doanh các mặt hàng này bạn cần phải xin giấy phép như:
– Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu xăng dầu;
– Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm;
– Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa;
– Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thuốc, dược phẩm.
5. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:
Ngoài những quy định về quyền của Doanh nghiệp, Pháp luật cũng quy định rõ về những nghĩa vụ của Doanh nghiệp cụ thể tạo Điều 8, Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
– Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Nếu phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Tổ chức các công tác kế toán, thực hiện nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không được phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa đủ tuổi lao động; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện những chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ cơ bản khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thương mại 2005;
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu;