Quy định về thuế suất? Thuế suất khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp trong khu chế xuất?
Một trong những căn cứ để tính ra số thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước đó là thuế xuất. Việc bạn mua một mặt hàng nào đó ở trong siêu thị mà khi xuất hóa đơn ở trên hóa đơn ghi thêm phần thuế giá trị gia tăng khoảng 5% hoặc 10% thì đây cũng được xem là một khoản thuế xuất mà bạn phải tri trả vào ngân sách nhà nước. Vậy Thuế suất khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp trong khu chế xuất được pháp luật nước ta quy định như thế nào? Thuế xuất là gì? Quy định về thuế xuất của pháp luật việt Nam ra sao?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về Thuế suất khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp trong khu chế xuất theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật vè thuế xuất khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
–
1. Quy định về thuế suất
Theo cách hiểu thông thường, thuế suất có thể được hiểu sơ khai nhất là một khoản tiền mà các nhóm, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần phải thanh toán trên thu nhập hoặc một đơn vị hàng hóa nhất định. Theo đó thì đơn vị tính thuế suất thường được quy định ở dạng % và được tính dựa theo đơn vị hàng hóa khác nhau. Bên cạnh đó, thuế suất cũng thường bị phụ thuộc vào quy định của nhà nước đối với các loại hàng hóa nhất định.
Thuế suất được quy định dưới góc độ pháp lý được biết đến như là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỉ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.
Từ khái niệm nêu trên, ta có thể thấy đối với mỗi loại thuế đều quy định thuế suất khác nhau. Do đó, các loại thuế suất thường tương ứng với các loại thuế. Một số loại thuế cơ bản thường gặp là: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuất nhập khẩu,…Mỗi loại thuế khác nhau thì có mức thuế suất khác nhau.
1.1. Thuế suất theo Thuế giá trị gia tăng
Khái niệm Thuế giá trị gia tăng tại
Hiện nay, thuế giá trị gia tăng áp dụng 03 mức thuế suất, đó là:
– 0%: Đối với nhóm sản phẩm xuất khẩu, vận tải quốc tế,…
– 5%: Đối với một số sản phẩm, hàng hóa, nhu yếu phẩm quan trọng như nước sạch, nông sản, thủy sản,…
– 10%: Đối với đa số các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (loại trừ các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 0% và 5%)
1.2. Thuế suất theo Thuế thu nhập Doanh nghiệp
Có thể hiểu, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Mỗi năm, Nhà nước lại quy định mức thuế suất đối với loại thuế này. Nhưng nhìn chung, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 20%.
Dựa trên tình hình thực tế mà mức thuế suất của các năm sẽ được thu vào ngân sách nhà nước theo mức khác nhau. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, mức thuế suất theo thuế thu nhập doanh nghiệp có sự thay đổi. Theo đó, Doanh nghiệp có tổng doanh thu không vượt quá 200 tỷ đồng được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Quy định trên ngoại trừ với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề đặc thù như dầu khí, khai thác mỏ tài nguyên quý,….
1.3. Thuế suất theo thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được biết đên như là loại thuế gián thu áp dụng với các loại hàng hóa, sản phẩm được phép thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu vào Việt Nam. Thuế suất của Thuế xuất nhập khác khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa và được quy định trong các biểu thuế.
Các mức thuế suất cơ bản của thuế nhập khẩu là: Thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất ưu đãi, Thuế suất thông thường, trong đó thì:
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt được pháp luật thuế quy định đối với một số hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ liên quan đến các quốc gia, vùng lãnh thổ có cam kết, thỏa thuận mức ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam
– Thuế suất ưu đãi được pháp luật thuế quy định đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam
– Thuế suất thông thường được pháp luật thuế quy định đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp trên, thuế suất thông thường áp dụng là 150%.
2. Thuế suất khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp trong khu chế xuất?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9,
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu; Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam; Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật: Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật. Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Cụ thể, trong nội dung được ghi nhận tại điểm b khoản 1 Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan. Ở đây, công ty của bạn đang cung ứng dịch vụ xây lắp công trình điện sản xuất cho một công ty nằm trong khu chế xuất (tức là khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 2 Điều 2
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí. Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.
Như vậy, Thuế suất khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp trong khu chế xuất được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quân; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. Cũng theo quy định này thì dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.