Doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt nam có một số lượng không nhỏ là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trường ở nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Vậy các đặc điểm xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn. Được thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
Như vậy trên thị trường Việt nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự đầu tư vốn toàn bộ hay một phần của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thuật ngữ này chính thức được sử dụng trong
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các đặc trưng sau:
1) Doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc một phần của nhà đầu tư nước ngoài;
2) Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Thực hiện trên cơ sở giấy phép đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp.
3) Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
4) Được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Các quy định pháp luật liên quan:
Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Tại khoản 21 Điều 3 của Luật này thì quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Qua đó nhà nước cho phép người nước ngoài thành lập các tổ chức kinh tế. Từ hai quy định này chúng ta có thể hiểu rằng:
– Trong doanh nghiệp này có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Được xác định từ nguồn tiền đầu tư không chỉ đến từ nhà đầu tư trong nước. Không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
– Hình thức: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Có thể đầu tư vào công ty TNHH, công ty Cổ phần.
– Được tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
– Các doanh nghiệp này thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Các nhà đầu tư tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Cũng như phải đảm bảo các quy định về hoạt động doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất phổ biến trên thị trường nước ta. Đây là kết quả của hoạt động mở rộng và hội nhập của nền kinh tế. Qua đó cũng giải quyết các nhu cầu việc làm cho người lao động. Cũng như nhận được các lợi ích kinh tế cho đất nước trong giai đoạn tiến lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếng Anh là gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếng Anh là Enterprises with foreign investment.
3. Các đặc điểm của hoạt động doanh nghiệp?
3.1. Về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay còn được hiểu là Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó bắt buộc hoạt động của doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Họ tham gia đầu tư để tìm kiếm các lợi ích, kết quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh.
– Nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Tức là không phải các hoạt động được thực hiện từ nhà đầu tư trong nước. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên phải đảm bảo tuân thủ các hoạt động cơ bản theo pháp luật Việt nam. Để qua đó đảm bảo hiệu quả quản lý cũng như tác động tích cực trong nền kinh tế.
3.2. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp:
Căn cứ luật Đầu tư năm 2020, tất cả loại hình doanh nghiệp trong nước đều có thể tham gia đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó có được nguồn vốn để đảm bảo hiệu quả huy động, sử dụng vốn vào các mục đích sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là quy định nhằm tổ chức quản lý hiệu quả. Cũng như xác định được yếu tố, tính chất đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, các doanh nghiệp phải được hoạt động theo quy định liên quan trong thị trường nước ta.
Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Qua đó tham gia đầu tư nếu thấy được các tiềm năng và lợi ích tìm thấy trong hoạt động doanh nghiệp. Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài nhiều khi cũng hiệu quả, nhanh chóng hơn trong doanh nghiệp. Các hình thức doanh nghiệp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Doanh nghiệp tư nhân;
+ Công ty hợp danh;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
+ Công ty cổ phần.
3.3. Tư cách pháp lý:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà họ đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam. Bởi tư cách pháp nhân phải được xác định tương ứng với loại hình doanh nghiệp. Trong đó:
+ Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Bởi cá nhân làm chủ doanh nghiệp phải là nhà đầu tư trong nước theo quy định của
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo các hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân. Khi đó, các nhà đầu tư có thể là thành viên góp vốn, mua cổ phần,… trong doanh nghiệp.
3.4. Tỷ lệ sở hữu vốn:
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế. Trừ các trường hợp sau đây:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3.5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020. Sau đó mới có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để xác định đúng đối tượng được quản lý, được cấp quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà nội dung đó đồng thời là nội dung đăng ký đầu tư thì phải điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện đúng tính chất đầu tư, đối tượng đầu tư và các quyền, nghĩa vụ liên quan.
3.6. Ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư. Đây là quy định, cũng như quyền lợi đặc thù được xác định cho nhà đầu tư trong nước. Từ đó mang đến hiệu quả tiếp cận, đảm bảo hoạt động kinh tế của một số ngành đặc thù trong hoạt động quốc gia.
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam. Xác định các quyền và nghĩa vụ liên quan cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong thị trường nước ta.
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO. Trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
Các quy định này nhằm làm rõ các cách thức giải quyết, tiếp cận quyền lợi của nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó có thể ổn định tham gia vào thị trường, cũng như chủ động trong ngành nghề kinh doanh của họ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Đầu tư năm 2020.