Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong lĩnh vưc lao động là doanh nghiệp có buộc phải tiến hành thương lượng tập thể hay không? Dưới đây là bài phân tích nhằm làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm thương lượng tập thể:
Theo quy định tại Điều 65
Bản chất của quan hệ lao động là việc xác lập nên quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động với người lao động về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Khi bước vào quan hệ lao động, các bên đều muốn xác lập với nhau về quyền và trách nhiêm với đối phương. Tức, ai cũng muốn đảm bảo về lợi ích quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, không phải quan hệ lao động nào cũng tìm được tiếng nói chung về vấn đề trên. Có rất nhiều trường hợp, người sử dụng lao động đưa ra những quy định lao động trong
Hiện nay, hoạt động thương lượng tập thể đang diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Đồng thời, hoạt động này được xác lập nên bởi sự thỏa thuận, thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây được xem là một trong những yếu tố thể hiện rõ quyền lợi của các bên dưới sự bảo hộ của pháp luật.
2. Doanh nghiệp có buộc phải tiến hành thương lượng tập thể không?
Thủ tục và trình tự thương lượng tập thể được quy định cụ thể, chi tiết để người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện người lao động áp dụng, tránh sự lúng túng hoặc thiếu sót có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là người lao động. Tại Điều 70
+ Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật lao động 2019 hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể. Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
+ Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.
+ Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.
+ Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
+ Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.
Như vậy, khác với
3. Mục đích, nội dung của thương lượng tập thể:
– Thương lượng tập thể được hình thành với các mục đích cơ bản sau đây:
+ Thứ nhất, nó hướng đến việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Chỉ khi nào quan hệ lao động được xác lập nên một cách hài hòa, ổn định, thì quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động mới được xác lập một cách tốt và ổn định nhất. Lúc này, giá trị lao động mới đạt được sự thành công nhất định.
+ Thứ hai, xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể. Chỉ khi nào đạt được giá trị thương lượng tập thể, điều kiện lao động mới được thỏa thuận nên. Mà có điều kiện lao động, người lao động và người sử dụng lao động mới có thể tiến tới việc ký kết thỏa ước lao động tập thể.
+ Thứ ba, giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong quan hệ lao động luôn tồn tại những khó khăn, vướng mắc nhất định. Những khó khăn này được xem là những nhân tố đặc biệt, gây cản trở đến quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Có thể thấy, thương lượng lao động tập thể có vai trò, ý nghĩa đặc biệt sâu sắc đối với sự phát triển toàn diện của quan hệ lao động. Thông qua thương lượng tập thể, người lao động và người sử dụng lao động được quyền lên tiếng về quan điểm cá nhân của mình. Từ đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật lao động 2019, thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.
5. Các nội dung thương lượng tập thể:
Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật lao động 2019, các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể như sau:
+ Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
+ Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
+. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
+ Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
+ Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
+ Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
+ Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Trên đây là những nội dung của thương lượng tập thể. Người lao động và người sử dụng lao động có thể lựa chọn một trong các nội dung trên để xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;