Qua bài hướng dẫn cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu này, các em sẽ khám phá thêm được những bí quyết để viết một đoạn văn cảm nhận hay về bài thơ "Huyền diệu" của nhà thơ Xuân Diệu. Xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài viết sau với chủ đề Đoạn văn 200 chữ cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu.
Mục lục bài viết
1. Đoạn văn 200 chữ cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu hay:
Mẫu 1:
“Huyền Diệu” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu và là một đoạn trích trong tuyển tập “Thơ Thơ”. Bài thơ “Huyền Diệu” viết về sự đằm thắm, du dương và âm điệu. Tác phẩm là một chuỗi những cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu trong đêm tân hôn, rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”,… Thông qua những vần thơ, Xuân Diệu muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, tức là sự tương giao, tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một quan điểm mới, một vẻ đẹp mới, một hình ảnh mới cho bài thơ. Những cảnh vật xung quanh được tác giả cảm nhận vô cùng rõ nét, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, giai điệu huyền ảo ấy, âm điệu thần tiên ấy khiến cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” dẫn lối chúng ta đến với “thế giới của du dương”, khi đắm chìm trong thế giới đó, cảm giác như “hoa” và “hương” phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” đến “lời chim” và “tiếng khóc người”, để bản thân “uống thơ” và “tan trong tiếng nhạc” là bạn sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khói. Và ngay cả khi khúc nhạc đó đã “ngừng im”, hãy cứ cầm hơi và lắng nghe trái tim, cảm nhận trái tim vẫn cứ “run hoài” như những “chiếc lá” cho dù “trận gió”, “bão táp” đã qua từ hồi nào. Bài thơ chứa đựng những tâm tư, tình cảm của nhà thơ, qua đó thể hiện nỗi khao khát, ước mong muốn hòa nhập vào cuộc đời của Xuân Diệu. Tác phẩm đã góp phần tạo nên sự thành công rực rỡ và đưa tên tuổi của nhà thơ Xuân Diệu tỏa sáng trong thế giới thơ ca Việt Nam.
Mẫu 2:
Bài thơ “Huyền Diệu ” của nhà thơ Xuân Diệu là một bản giao hưởng của âm thanh và màu sắc. “Khúc nhạc thơm” len lỏi, “khúc nhạc hường” say đắm, từng nốt nhạc, âm tiết tựa như cánh hoa rực rỡ bung nở. Thế giới thơ Xuân Diệu quả là một bức tranh sống động đánh thức mọi giác quan. Âm thanh của tiếng suối, tiếng chim hòa quyện cùng với hương thơm của hoa cỏ tạo nên một không gian huyền ảo khiến người đọc như đi lạc vào một khu vườn cổ tích. Xuân Diệu như một người say đắm và đam mê trước vẻ đẹp của cuộc sống. Ông hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận từng cái chạm, hơi thở của đất trời. Cảm xúc của nhà thơ có khi lâng lâng, có khi bồn chồn, có khi tràn đầy niềm vui sức sống. Thông qua những vần thơ, chúng ta dường như có thể cảm nhận được những khoảnh khắc thăng hoa của tâm hồn ông. Xuân Diệu đã sử dụng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm thanh, cảm xúc để tạo cho thơ ông một vẻ đẹp độc đáo. Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân cách hoá, ẩn dụ,… giúp Xuân Diệu vẽ nên những đường nét sống động về thiên nhiên và con người, cùng với nhịp thơ uyển chuyển, tạo nên âm thanh nhẹ nhàng, sâu lắng cho bài thơ. “Huyền Diệu” không chỉ là một bức tranh đẹp mà còn là lời mời gọi chúng ta sống chậm lại để cảm nhận được sự kỳ diệu của những điều xung quanh. Trong nhịp sống hối hả, chúng ta có xu hướng quên đi vẻ đẹp của thiên nhiên và những điều nhỏ nhặt. Xuân Diệu đã nhắc nhở chúng ta hãy mở lòng đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
2. Đoạn văn 200 chữ cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu đặc sắc:
Mẫu 1:
Bài thơ “Huyền Diệu” của Xuân Diệu như một bản giao hưởng ngọt ngào đánh thức mọi giác quan của người đọc. Mỗi vần thơ là sự miêu tả sống động về thiên nhiên, một bản tình ca về cuộc sống. Hình ảnh “khúc nhạc thơm”, “khúc nhạc hường” không chỉ đơn thuần là âm thanh mà được mở rộng là những cảm xúc thăng hoa. Ngôn ngữ thơ uyển chuyển, giàu hình ảnh, kết hợp với nghệ thuật tu từ tinh tế đã tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo. Việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm thanh và biện pháp tu từ đã tạo nên một thế giới thơ mộng và huyền ảo trong thơ Xuân Diệu. Những câu thơ ngắn gọn, nhịp nhàng tạo nên âm hưởng du dương làm say đắm người đọc. Giọng điệu của bài thơ nhẹ nhàng, duyên dáng, đưa người đọc vào một thế giới mộng mơ và lãng mạn. Qua “Huyền Diệu”, Xuân Diệu đã bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm, vui tươi khi vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. ” Huyền Diệu” không chỉ là một bài thơ mà còn là một trải nghiệm thẩm mỹ đầy thú vị, gợi mở cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống.
Mẫu 2:
Thơ chính là cái nôi để con người bày tỏ tình cảm, bộc lộ những khám phá về thế giới nội tâm của mình. Xuân Diệu chính là một nhà thơ như vậy. Ông đã mang đến cái phát hiện mới lạ về sự hài hòa giữa mùi hương, màu sắc và âm thanh vào tác phẩm “Huyền Diệu” của mình. Xuân Diệu không phải là người đầu tiên nghĩ ra nó nhưng nhà văn người Pháp Bodor là đã khám phá ra sự hòa hợp đến lạ thường đó. Việc ông đặt câu đề từ bằng thơ của Bodor là một sự tôn trọng đối với nhà thơ đại tài, qua đó gợi mở về chủ đề tiềm ẩn phái sau và khơi dậy trí tò mò của người đọc. Thế giới nội tâm của tác giả tạo nên những sự kết hợp rất táo bạo, đôi khi là vô lý, được thể hiện qua những vần thơ đặc sắc. Khúc nhạc và hương thơm gắn liền với nhau, mùi hương thấm sâu vào tận xương tủy, rồi ngừng thở để cảm nhận hương hoa phảng phất đâu đây,… Nghe có vẻ rất phi lý nhưng lại vô cùng chân thực, có lý và hòa hợp tuyệt vời qua lời thơ của tác giả. Mọi thứ dường như hòa quyện với nhau trong một mối liên hệ kỳ lạ, mang theo tâm hồn của một con người đa sầu đa cảm về cuộc đời. Đó là một tình cảm tinh tế và sâu sắc xuất phát từ trái tim của nhà thơ. Chính bản thân Xuân Diệu đã tuyên bố rằng thơ là phải sáng tạo, tìm tòi và đưa ra những phát hiện mới mẻ, đó mới là nghệ thuật chân chính của thơ ca.
3. Đoạn văn 200 chữ cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu chọn lọc:
Mẫu 1:
Bài thơ “Huyền Diệu” được trích từ tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu. Tên gọi độc đáo của tác phẩm gợi lên sự bí ẩn và kỳ diệu như lời hướng dẫn độc giả về sự thú vị trong việc thưởng thức tác phẩm. Lời đề từ “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau” đã đưa ra khái niệm về sự phù hợp và sự tương đồng giữa các giác quan. Người đọc có thể thấy Xuân Diệu đang muốn tạo ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh mới cho thơ qua sự tương giao này, qua đó giúp cho người đọc cảm nhận được nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả. Từ khúc nhạc thơm, người say rượu tối tân hôn cho đến cảm giác du dương của một khúc nhạc hường, bài thơ đã khắc họa nên những âm thanh và hình ảnh như lời chim, giọng suối và tiếng khóc người. Nhờ những tưởng tượng và cảm xúc sống động, “Huyền Diệu” đã mang đến cho độc giả một trải nghiệm tưởng tượng cùng các sắc màu đa dạng. Tài năng và độ nhạy cảm, tinh tế của Xuân Diệu trong việc diễn đạt những trạng thái tâm lý và cảm xúc phức tạp đã góp phần tạo nên thành công của bài thơ. “Huyền Diệu” đưa độc giả vào một không gian của thế giới cổ tích, nơi âm thanh và màu sắc giao hòa với nhau và bởi sự hòa hợp của các giác quan ấy đã tạo nên một vẻ đẹp mới lạ. Có thể nói, tác phẩm chính là sự hài hòa, hòa hợp giữa các giác quan của con người. Những yếu tố âm thanh, màu sắc và hương thơm trong tác phẩm mang đến một trải nghiệm thơ mộng đầy mê hoặc. Bài thơ “Huyền Diệu” đã khắc họa một tâm hồn thơ đầy cảm xúc và tò mò với cuộc sống, gợi lên những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc.
Mẫu 2:
Tên gọi độc đáo của tác phẩm “Huyền Diệu” gợi lên sự bí ẩn và kỳ diệu, như lời hướng dẫn độc giả về sự thú vị trong việc thưởng thức tác phẩm. Lời đề từ “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau” đã đưa ra khái niệm về sự phù hợp và sự tương đồng giữa các giác quan. Có vẻ như Xuân Diệu đang muốn tạo ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ qua sự tương giao này. Qua những vần thơ, Xuân Diệu đưa người đọc bước vào một không gian tưởng tượng, nơi âm thanh và màu sắc hòa hợp với nhau, qua đó truyền tải cảm xúc và cảm nhận sâu sắc của tác giả đối với thế giới xung quanh. Dường như chỉ trong một khúc nhạc, linh hồn của Xuân Diệu đã trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau và những cung bậc rung cảm ấy còn đến tận người đọc. Con người cứ như vừa tỉnh lại sau cơn say, những cảm xúc bâng khuâng vẫn còn sót lại khiến hương thơm thấm tận cõi lòng. Vần thơ như hòa tan trong khúc nhạc, tác giả sử dụng “uống thơ tan” khiến cho lời thơ càng trở nên nhẹ nhàng và lâng lâng. Người đọc cảm nhận được sự sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo nên một không gian thơ mộng và thi vị. Như thế này, “Huyền Diệu” chính là sự hòa hợp giữa các giác quan của con người với nhau, mang đến cho người đọc một trải nghiệm thơ mộng đầy mê hoặc.
THAM KHẢO THÊM: