Đô thị nước ta được xem là nơi kinh tế phát triển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu lao động nước ta dịch chuyển theo nhiều hướng như theo khu vực hoặc theo các ngành. Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Đô thị nước ta có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, chủ yếu do? Mời các bạn tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Đô thị nước ta có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, chủ yếu do?
A. Có nhiều nhà đầu tư với vốn năng lực lớn
B. Hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển
C. Tập trung số lượng lớn lao động có trình độ
D. Cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông hiện đại
Trả lời: Đáp án cần chọn là đáp án B.
Các đô thị của nước ta là nơi kinh tế phát triển, là các trung tâm công nghiệp hay dịch vụ. Hai ngành này có cơ cấu đa dạng, cần nhiều lao động. Có thể kể đến một số ngành như công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng,… hay các ngành thương mại, bưu chính viễn thông, ngân hàng,… Vì thế có thể tạo ra rất nhiều việc làm ở các đô thị.
2. Đặc trưng của đô thị ở nước ta hiện nay:
Đô thị là nơi cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Với lịch sử phát triển và truyền thống kinh tế cùng với cách tổ chức, quy hoạch hiện nay, đô thị Việt Nam có những đặc trưng nổi bật:
+ Thứ nhất, đô thị Việt Nam có sự đan xen, hòa trộn giữa nông thôn và thành thị ở hầu như tất cả các mặt (không gian địa lý, cơ sở hạ tầng, dân cư, tôn giáo, văn hóa, hoạt động kinh tế) do Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, trước đây 90% dân số sống ở nông thôn và hoạt động nghề nông, nay cùng với quá trình hội nhập với thế giới nói chung, công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng, quá trình đô thị hóa đang diễn ra rộng khắp và mạnh mẽ.
+ Thứ hai, về chính trị, văn hóa và xã hội: Ở đô thị, vấn đề chính trị vô cùng nhạy cảm, văn hóa đa dạng, hội tụ, diễn biến phức tạp và tạo nên văn hóa riêng, đó là văn hóa đô thị. Ngoài ra, đô thị là nơi quần cư của nhiều tầng lớp, đa dạng dân tộc, tôn giáo với nhu cầu xã hội khác nhau, đa dạng và luôn biến động…Từ những yếu tố đó, vấn đề an ninh quốc gia, quốc phòng tại đô thị cũng cần được chú trọng hơn địa bàn nông thôn.
+ Thứ ba, do lịch sử chính trị của các đô thị cổ (Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long,..) là một căn cứ chinh trị hơn là một đô thị mà ngày nay nhiều học giả đều khẳng định xác đáng rằng: Các đô thị Việt Nam có chức năng của một trung tâm hành chính (của cả nước hoặc tính, huyện) hơn là chức năng kinh tế.
+ Thứ tư, về tốc độ đô thị hóa, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam được đánh giá là chậm chạp cho đến trước thế kỷ đổi mới và sau đó phát triển mạnh mẽ.
+ Thứ năm, đô thị Việt Nam cũng như các đô thị khác, có vị trí đầu tầu kinh tế, là nơi có tỉ lệ phát triển kinh tế cao nhất và cũng đóng góp GDP nhiều nhất so với khu vực nông thôn, có vai trò thúc đẩy kinh tế, là cực tác động cho cả nước và khu vực.
+ Như vậy, đô thị có đặc trưng hoàn toàn khác biệt với nông thôn và việc quản lý đô thị là cần thiết phải có cơ chế đặc biệt và phải phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội của mỗi thời kì. Cơ chế đó phải được hình thành từ thể chế pháp lý về tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ đô thị, mô hình chính quyền đô thị phù hợp từ đó, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và thúc đẩy phát triển cả nước và khu vực. Bên cạnh đó, nếu so sánh với chính quyền địa phương ở nông thôn cùng cấp thì chính quyền địa phương đô thị về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương đô thị nhìn chung không khác biệt đáng kể, vẫn áp dụng lối quy định cũ đó là: nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị là nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương nông thôn cùng cấp cộng thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn đặc trung đô thị.
+ Tổ chức bộ máy đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương ở đô thị như sau, khác biệt tuy có nhưng không đáng kể. Điều này được chứng minh qua ba nội dung: tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền đô thị, chính sách phân cấp cho chính quyền đô thị mà mặt bằng chung tại đô thị làm tốt hơn vùng nông thôn.
3. Một số câu hỏi trắc nghiệm về lao động và việc làm của Việt Nam:
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh
B. Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông lâm – ngư – nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực du lịch
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
D. Giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, tăng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 3: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 4: Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta là:
A. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật chưa cao
B. Thể lực chưa thật tốt
C. Còn thiếu kĩ năng làm việc
D. Đáp án khác với các đáp án trên
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 5: Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là:
A. Nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó
B. Tính sáng tạo của lao động chưa thực sự cao
C. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm
D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 6: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do:
A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, y tế, giáo dục
B. Học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động
C. Đời sống vật chất của người lao động tăng
D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Câu 7: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động
C. Nâng cao thể trạng người lao động
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lý
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 8: Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cap nhất là:
A. Có chứng chỉ sơ cấp
B. Trung cấp chuyên nghiệp
C. Cao đẳng, đại học, trên đại học
D. Chưa qua đào tạo
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 9: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm:
A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị
B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị
C. Tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau
D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm.
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 10: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B. Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
THAM KHẢO THÊM: