Hành vi đổ chất thải thông thường sống môi trường biển là một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng. Vậy nếu có hành vi đổ chất thải thông thường xuống biển sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Đổ chất thải thông thường xuống biển phạt bao nhiêu tiền?
1.1. Chất thải thông thường thuộc loại chất thải nào?
Chất thải là các vật chất mà người sử dụng không còn sử dụng được hoặc tái chế và thải ra môi trường có thể ở dưới các dạng vật chất như rắn, lỏng, khí. Chất thải hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, khai thác khoáng sản,…
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về khái niệm chất thải thông thường là các loại chất thải dạng rắn không thuộc một trong các loại chất thải thuộc danh mục chất thải nguy hại cũng không thuộc các danh mục chất thải công nghiệp phải thực hiện việc kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt quá ngưỡng chất thải nguy hại.
1.2. Xử phạt hành chính đối với hành vi đổ chất thải thông thường xuống biển được quy định như thế nào?
Hành vi đổ chất thải xuống biển là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó đối với tổ chức hoặc cá nhân có hành vi đổ chất thải thông thường xuống biển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt được quy định tại Điều 36 Nghị định 45/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có hành vi không thực hiện việc thu gom và vận chuyển các chất thải rắn thông thường phải di chuyển vào bờ theo quy định đối với các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động khai thác dầu khí trên biển.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây.
+ Thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên biển và thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên biển nhưng thực hiện không đúng theo các quy định của pháp luật.
+ Đối với các chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường biển xuất phát từ việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng, giao thông, dịch vụ, khai thác trên biển nhưng không xử lý đạt theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định mà đã xả thải ra biển.
+ Để hoặc lưu giữ phương tiện vận tải, các công trình khai thác dầu khí, kho tàng trên vùng biển quá thời hạn được cho phép để xử lý.
+ Không thực hiện việc thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải thuộc loại nguy hại theo quy định bắt buộc đối với các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển và phá dỡ các phương tiện vận tải ở trên biển.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây trừ các hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm về môi trường:
+ Đổ trực tiếp các chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động khai thác ở trên biển nhưng không tiến hành xử lý theo quy định hoặc các chất thải chưa được xử lý đạt theo các quy chuẩn kỹ thuật về việc xử lý chất thải.
+ Đồ trực tiếp các chất thải thông thường từ trên đất liền xuống biển trừ các trường hợp thỏa mãn cấu thành tội phạm về môi trường.
+ Thải trực tiếp các mùn khoan, dung dịch khoan nền nước hoặc tại các mùn khoan, dung dịch khoan nên không nước đã phát sinh từ việc thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển xuống các vùng biển nhưng không tuân thủ theo các quy định.
+ Thải trực tiếp xuống biển khoan nên không nước đã phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển nhưng không đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật về xử lý chất thải theo quy định.
+ Thải các dung dịch là nước rửa sàn, các thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu đã bị nhiễm dầu, nước thải sinh hoạt đã phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động về thăm dò, khai thác dầu khí trên biển xuống các vùng biển mà không tuân thủ theo các quy định.
– Áp dụng hình phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi đổ các loại chất thải hóa học độc hại, chất thải rắn, nước thải nhưng không qua xử lý đạt theo quy chuẩn kỹ thuật mà đã xả thải xuống các vùng biển thuộc các khu vực bảo tồn thiên nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, di sản tự nhiên, các khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản, trừ các trường hợp thỏa mãn các cấu thành tội phạm về môi trường.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 500.000.000 đồng 1.000.000.000 đồng nếu có hành vi trực tiếp đổ các chất thải thuộc loại nguy hại, chất thải có chứa các chất phóng xạ xuống vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ các hành vi cấu thành tội phạm về môi trường.
Ngoài bị áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các tang vật và phương tiện đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 36 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
– Ngoài ra cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm có thể bị bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Buộc phải thực hiện việc thanh toán các chi phí về trưng cầu giám định, đo đạc, kiểm định và phân tích các mẫu môi trường nếu có các hành vi vi phạm trong việc xả thải chất thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã quy định hoặc có hành vi gây ô nhiễm môi trường dựa trên định mức, đơn giá hiện hành đối với các hành vi quy định tại Điều 36 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
+ Trong trường hợp gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường thì sẽ bắt buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng này theo quy định, đồng thời sau khi hoàn thành sẽ phải thực hiện việc báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn được ấn định bởi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi đổ các loại chất thải hóa học độc hại, chất thải rắn, nước thải nhưng không qua xử lý đạt theo quy chuẩn kỹ thuật mà đã xả thải xuống các vùng biển thuộc các khu vực bảo tồn thiên nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, di sản tự nhiên, các khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản, trừ các trường hợp thỏa mãn các cấu thành tội phạm về môi trường hoặc hành vi trực tiếp đổ các chất thải thuộc loại nguy hại, chất thải có chứa các chất phóng xạ xuống vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ các hành vi cấu thành tội phạm về môi trường.
2. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổ chất thải thông thường xuống biển?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56, 57, 58, 61, 65, 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm về việc đổ chất thải thông thường xuống biển theo đó:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
– Công an nhân dân có thẩm quyền bao gồm: Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ
– Cảnh sát biển có thẩm quyền bao gồm: Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
– Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền bao gồm: Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
– Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường.