Hành vi giết người theo quy định tại Điều 93 "Bộ luật hình sự 2015". Truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người.
Tóm tắt câu hỏi:
A (22 tuổi, trú huyện Khoái Châu, Hưng Yên) là tài xế xe tải. Có xích mích với phụ lái là B (37 tuổi, cùng quê). Ngày 26/10/2019, khi xe đến địa phận Thanh Hóa thì A và B cãi nhau gay gắt. A đuổi B xuống xe, B đuổi theo và bám vào cửa xe (phía bên A đang cầm lái). A xô mạnh cửa xe làm B ngã xuống đường, B bị xe cán qua người. Chạy chừng 100m, A bỏ xe, chạy trốn. B bị dập nát hai chân và chết. Tội phạm mà A đã thực hiện được quy định tại Khoản 2 Điều 123
1. Cấu thành tội phạm (CTTP) được quy định tại Khoản 2 Điều 123
2. Lỗi của A trong trường hợp này là gì? Tại sao?
3. Phát biểu sau đây về vụ án đúng hay sai? Giải thích ? “Nếu A không bỏ trốn mà đến ngay
4. Giả sử A đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt 2 năm tù cho hương án treo và thời gian thử thách là 4 năm. Sau khi chấp hành được 3 năm thử thách, A phạm tội giết người nêu trên và bị phạt 10 năm tù thì hình phạt tổng hợp đối với A là bao nhiêu năm tù?
Luật sư tư vấn:
1. Cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 2, Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 là cấu thành tội phạm cơ bản của tội giết người.
Cấu thành tội phạm cơ bản được mô tả là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 có quy định như sau: “2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”
Giết người được định nghĩa một cách đơn giản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 không mô tả các dấu hiệu của tội giết người, nhưng về mặt lý luận thì từ định nghĩa trên có thể thấy cấu thành tội phạm cơ bản của tội này cũng chỉ đơn giản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tức là hành vi này đã mang đầy đủ dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng của tội giết người; phản ánh được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm, đồng thời cũng cho phép phân biệt nó với tội phạm khác. Chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác thì đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, mà cụ thể là cấu thành tội phạm cơ bản.
Như vậy quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 chính là cấu cơ bản của tội giết người.
2. Lỗi của A trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp. Bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 thì lỗi cố ý gián tiếp được hiểu như sau:
“2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Trong vụ việc này, A có hành vi “xô mạnh cửa xe làm B ngã xuống đường”. Khi thực hiện hành vi xô cửa làm B ngã xuống đường, A nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bởi xe đang đi trên đường như vậy việc xô mạnh ngã xuống đường như vậy sẽ rất nguy hiểm cho người bị xô (B), tuy không mong muốn nhưng A đã để mặc cho B ngã xuống đường và B bị xe cán dẫn đến tử vong. Như vậy hành vi này của A được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp.
3. “Nếu A không bỏ trốn mà đến ngay
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.”
Theo quy định này, tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội là việc một người đang trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội thì tự người đó không thực hiện hành vi phạm tội đó. Tuy nhiên đối với vụ việc trên, hành vi giết người của A đã thực hiện xong, tức B đã bị tử vong, hành vi của A đã cấu thành tội giết người nên nếu A đến nay cơ quan công an khai báo thì cũng không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội.
Luật sư
4. Giả sử A đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt 2 năm tù cho hưởng án treo và thời gian thử thách là 4 năm. Sau khi chấp hành được 3 năm thử thách, A phạm tội giết người nêu trên và bị phạt 10 năm tù thì hình phạt tổng hợp đối với A là bao nhiêu năm tù?
Căn cứ vào quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về việc trong thời gian thử thách mà phạm tội mới thì sẽ giải quyết như sau:
“5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Theo quy định này thì A sẽ phải chấp hành hình phạt của bản án trước, tức A sẽ phải chấp hành hình phạt của bản án cũ, và tổng hợp với hình phạt của bán án mới theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.“
Như vậy, hình phạt tổng hợp đối với A là tổng số hình phạt trong bản án cũ với bản án mới về tội giết người.
Mục lục bài viết
1. Mức hình phạt khi dùng dao giết người?
Tóm tắt câu hỏi:
A và B là hàng xóm của nhau và thường chăn vịt trên cùng một cánh đồng. Một lần A tát nước tại một đoạn mương để lấy thức ăn cho vịt, khi nước cạn chưa kịp lùa vịt xuống thì B đã cho đàn vịt của mình ào xuống ăn mồi. Thấy vậy A đuổi đánh B trên đồng. Do đồng ngập nước nên B không chạy nhanh được và ngã sấp mặt trên bờ ruộng. Lúc này A đuổi kịp và dùng dao đâm vào đùi B làm đứt động mạch. B đã được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do đường xa nên B đã chết.
Hỏi: Định tội danh cho A.
Luật sư tư vấn:
Về mặt lí luận, định tội là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự.
Cụ thể, việc định tội là một hành vi xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một tội phạm cụ thể nào đó trong số các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Đồng thời nó cũng hình thức hoạt động, thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự. Định tội danh được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lí hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân tích hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.
Như vậy, CTTP được xem là cơ sở pháp lý duy nhất để định tội, là mô hình pháp lý có dấu hiệu cần và đủ để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Vì thế chủ thể định tội cần nhận thức đúng bản chất các dấu hiệu CTTP trong quá trình định tội làm tiền đề cho việc xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt được chính xác, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
– Về mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Trước hết, hành vi khách quan của tội phạm là những biểu hiện của con người ra thế giới khách quan nhằm đạt được mục đích nhất định. Hành vi đó gây nguy hiểm cho xã hội và là kết quả của hành động có ý thức và ý chí, và là hành vi khách quan trái pháp luật Hình sự, được luật quy định.
Cụ thể, trong tình huống trên “A đã có hành vi đuổi đánh B do B đã lùa đàn vịt của mình ào xuống đoạn mương mà A vừa tát cạn để lấy thức ăn cho đàn vịt của mình”
Ở đây, B đã cố tình thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền lợi của A mà dẫn đến A bực tức đuổi đánh B trên đồng.
Xét tính chất nguy hiểm của hành vi: Những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của A ở đây tuy chỉ mang ý đuổi đánh B nhưng ngay khi B ngã thì A đã dùng con dao đâm B, xét cho cùng A đã sử dụng con dao một loại hung khí nguy hiểm và còn là công cụ phổ biến trong các vụ giết người để đâm B.
– Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt chủ quan và khách quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra nên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các CTTP và là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ CTTP nào.
Thứ nhất, tình huống trên cho thấy lỗi của A là lỗi cố ý gián tiếp. Trong luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản. Người phải chịu TNHS không chỉ đơn thuần là vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Như vậy, có thể hiểu lỗi trong luật hình sự là thái độ tâm lý của con người với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi được biểu hiện dưới hai yếu tố là lý trí và ý chí.
Về lý trí, A nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đâm vào đùi B. Nếu chỉ do sự kích động do B có hành vi lùa đàn vịt của mình xuống đoạn mương mà A đã tát cạn thì sẽ không thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội sẽ không nhạn thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện hành vi đó theo bản năng đó không thể tự kiềm chế.
Về ý chí, tuy nhiên hành vi của A là lỗi cố ý gián tiếp do A không mong muốn hậu quả xảy ra là B chết, A dùng dao đâm B biết dõ hậu quả xảy ra và chấp nhận hậu quả xảy ra vì vậy trong trường hợp này sẽ truy tố A căn cứ vào hậu quả thực xảy ra là B chết.
Thứ hai, về động cơ phạm tội thì theo tình huống ta có thể thấy được rằng hành vi của B như vậy là không đúng ngay cả về pháp luật cũng như đạo đức con người, đạo lí cuộc đời. Để có thể tát cạn nước ở đoạn mương là không dễ, công sức của A là không nhỏ và anh vất vả nhằm kiếm thức ăn cho đàn vịt của mình nhưng B đã có hành vi chiếm đoạt của A. Có thể nói từ hành vi của B dẫn đến sự tức giận trong A, A đuổi đánh B và khi B ngã A đã dùng dao đâm B. Tuy nhiên, mục đích phạm tội của A không phải là muốn đâm chết B nhưng A đã để mặc hậu quả xảy ra.
– Về chủ thể
A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và là chủ thể của tội phạm khi thỏa mãn về độ tuổi cũng như đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
– Về khách thể
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ bao gồm: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy quyền được sống của con người là một trong những quyền cơ bản của công dân và được nhà nước và pháp luật bảo vệ, cụ thể là một trong những đối tượng của Bộ luật Hình sự. Trong tình huống trên khách thể mà A xâm phạm chính là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của B được pháp luật Hình sự bảo vệ.
Như vậy từ những lập luận trên ta có thể thấy hành vi của A là hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp.
2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi phóng hỏa, giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có bài tập tình huống này mong Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Do mẫu thuẫn trong kinh doanh nên A đã nhờ B đến đốt phân xưởng sản xuất của M. B đã đồng ý thực hiện hành vi đó và hậu quả là toàn bộ phân xưởng của M bị thiêu rụi và thiệt hại lên tới 280 triệu đồng. Nhưng hôm đó lại có một công nhân làm ở phân xưởng của M đi liên hoan về và ngủ quên tại phân xưởng nhưng B không hề biết nên vẫn đốt và công nhân đó đã thiệt mạng. Xác định trách nhiệm hình sự của A và B? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trách nhiệm hình sự đối với B:
– Hành vi gây thiệt hại tài sản của người khác:
B là người đã có hành vi đốt phân xưởng sản xuất của M. Hậu quả tài sản xảy ra là toàn bộ phân xưởng của M bị thiêu cháy hoàn toàn gây thiệt hại 280 triệu đồng. Hành vi đốt phân xưởng gây thiệt hại lớn tới tài sản của người khác của B là hành vi có lỗi, B hoàn toàn có khả năng nhận thức được mức độ nguy hiểm của hành vi mình gây ra và hậu quả thiệt hại của lỗi đó.
Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, hành vi nguy hiểm của B hoàn toàn thỏa mãn các cấu thành theo quy định tại Khoản 3 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Theo đó, B phải chịu hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Hành vi gây thiệt mạng người khác:
Xuất phát từ chủ đích ban đầu, B chủ định thực hiện hành vi phóng hỏa gây thiệt hại tài sản của người khác theo ý của A, hoàn toàn không có ý định gây thiệt hại về tính mạng của người khác. Tuy nhiên, tại phân xưởng trong thời điểm B phóng hỏa, có một công nhân ngủ quên dẫn đến bị thiệt hại về tính mạng. Do đó, B cũng phải chịu trách nhiệm về việc dẫn đến cái chết của công nhân đó.
Điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:
“Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
Vì ở đây chỉ có một công nhân bị thiệt mạng nên B phải chịu hình phạt là từ sáu tháng đến năm năm tù.
Trách nhiệm hình sự đối với A:
A cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với vai trò là đồng phạm. Vì ở đây A đã có hành vi nhờ B đến đốt phân xưởng của M, tức là A đã có hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự của A sẽ bị xử lý theo Khoản 3 Điều 178
3. Giết người do sử dụng ma túy bị đi tù bao nhiêu năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng! Cháu có anh trai sinh năm 1991. Tháng 11 năm ngoái vì dùng ma túy đã vài năm, trước đó khoảng 2-3 tháng đã có dấu hiệu rối loạn tâm thần, không ngủ được, nói năng linh tinh, nói thấy ma quỷ. Có khi ngoan ngoãn im lặng như trẻ nhỏ. Có lần lại gào thét sang đập phá nhà hàng xóm. Vì đi làm ăn xa nên bố cháu đã đưa anh về nhà để tìm cách chữa trị. Nhưng mới về được khoảng 6 ngày thì xảy ra chuyện. Ở nhà anh vẫn hoảng loạn và nói năng linh tinh. Sáng đó anh gây án. Hiện trường là nhà bà nội cách 2 nhà. Anh ngủ dậy xuống nhà bà thấy chú ruột ở trong bếp, không nói năng gì cầm dao chém chú vào mặt. Chú đỡ và chạy thoát được và không nguy hiểm tính mạng. Sau đó anh ấy tiếp tục cầm dao đi ra khoảng đất cạnh nhà đúng lúc này bác ruột – anh trai mẹ cháu tiến đến không rõ vì lí do gì thì anh ấy đi đối diện đến chém bác gục tại chỗ. Dã man là bổ đầu bác đem óc vào nhà bà nói nhảm là để cúng ông nội mới mất. Anh khai khi đó không nhớ gì, nhìn ai cũng ra ma quỷ. Tưởng bị tấn công nên đánh trả (trước khi gây án khoảng 20 phút anh ấy cũng đã cầm dao 1 lần khi bước vào nhà bác nhà bên khi đi thẳng vào trong bếp nhưng bố cháu đanh chơi ở đó dành lại được nên anh ấy lại đi xuống nhà dưới và gây ra án mạng) anh ấy khai khi đó vẫn mơ màng nhận ra bố nên không chém. Còn lúc sau thì mất ý thức hẳn, không nhớ gì cả. Giữa nhà nội và bác nạn nhân với anh ấy hoàn toàn không có xích mích gì với nhau. Tình cảm rất khăng khít. Tòa sơ thẩm đã tuyên án anh ấy án chung thân dù bên Viện Kiểm sát và luật sư đã đề xuất án từ 18-20 năm. Xét tuổi đời còn trẻ, thành khẩn khai báo, gây án khi không kiểm soát được ý thức. Tòa nói vì anh ấy gây án do sử dụng ma túy nên không được xét tình tiết giảm án. Các nạn nhân đều viết đơn và xin trước tòa là giảm án, trước khi mở tòa anh ấy đã được đưa đi chữa trị tại viện tâm thần 2 tháng. Xin văn phòng tư vấn giúp gia đình cháu! Cháu xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội giết người như sau:
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
…..
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
…..”
Căn cứ theo các quy định trên cùng thông tin bạn trình bày, anh trai bạn phạm tội trong trạng thái không làm chủ được hành vi, nguyên nhân dẫn đến việc không làm chủ được hành vi là do trước đây có sử dụng chất ma túy, đồng thời căn cứ vào tình tiết bạn trình bày là anh trai của bạn có dùng dao chém vào mặt của chú, ngay sau đó lại dùng dao bổ đầu và lấy óc của bác ruột, có thể thấy hành vi của anh trai bạn đã cấu thành tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, đồng thời với hành vi chém vào mặt, bổ đầu lấy óc nạn nhân, có thể thấy anh của bạn thực hiện tội phạm một cách man rợ.
Tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo thông tin bạn trình bày, tuy nhiên đối với sự việc của anh trai bạn thì có thể còn nhiều tình tiết khách quan khác của sự việc, do vậy, bạn và gia đình cần xác định rõ như sau:
+ Nếu anh trai của bạn phạm tội trong khi đang mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với anh trai của bạn, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
+ Nếu lúc anh trai bạn có hành vi phạm tội mà có khả năng kiểm soát hành vi, nhưng đã lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trước khi bị kết án, thì được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, anh trai của bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó tại Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 quy định thêm:
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy nếu tại thời điểm thực hiện hành vi, anh bạn bị mất khả năng nhận thức là do dùng ma túy thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình và dùng ma túy không được coi là tình tiết giảm nhẹ.
Khi xem xét quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 có quy định mức hình phạt cao nhất của tội giết người là tử hình. Theo thông tin bạn trình bày anh trai của bạn có thái độ thành khẩn khai báo. Tuy nhiên khi quyết định hình phạt cụ thể Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân. Do đó, nếu trong trường hợp gia đình bạn có căn cứ cho rằng việc Tòa án ra quyết định hình phạt tù chung thân đối với anh trai của bạn là không phù hợp với tình tiết khách quan vụ việc (có căn cứ xác định rằng khi anh trai bạn thực hiện hành vi phạm tội đang trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì anh trai bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự) hoặc trong trường hợp anh trai của bạn phạm tội khi nhận thức hành vi mà có tình tiết giảm nhẹ mới thì anh trai của bạn hoặc người đại diện hợp pháp có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, trường hợp 1 người dân thường điều khiển xe mô tô chở 1 dân phòng đuổi theo 1 người vi phạm An Toàn Giao Thông, hai xe va chạm và cùng ngã xuống đường, hậu quả người vi phạm An Toàn Giao Thông chết tại chỗ, người điều khiển xe rượt đuổi gãy chân bất tỉnh, riêng người dân phòng ngồi sau xe rượt đuổi chỉ bị xây sát nhẹ, tỉnh táo. Quá trình điều tra người dân phòng khai ngồi sau “cảm nhận” người điểu khiển xe dùng chân đạp khiến người bi rượt đuổi ngã chết, thực chất sự việc không thể xác định được nguyên nhân hai xe cùng ngã, nhưng cơ quan Cảnh sát giao thông, Viện Kiểm Sát, Tòa án vẫn căn cứ vào lời khai của người dân phòng buộc người điều khịển xe rượt đuổi tội giết người, người dân phòng cũng là 1 nghi can nhưng lại được xem là người làm chứng, vậy xin hỏi luật sư trường hợp này cơ quan điều tra, truy tố, xét xử buộc tội người điểu khiển xe có đúng người đúng tội không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội giết người như sau:
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Luật sư
Cấu thành tội phạm của tội giết người như sau:
– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi : cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Mặt khách quan: Là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi này có thể thực hiện bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Hành vi này được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội như: Đâm chém, bắt, đầu độc…Hoặc không hành động phạm tội như: người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ nhỏ không cho đứa trẻ ăn, uống trong khi đứa trẻ chưa thể tự ăn uống…
+ Hậu quả là nạn nhân chết, đây là tôi phạm có cấu thành tội phạm vật chất nên tội phạm được coi là hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra
+ Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người của tội phạm.
Nếu người dân thường này có các dấu hiệu như trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.