Định mức tiết dạy là một yếu tố quan trọng trong công tác giảng dạy ở cấp THCS và THPT. Do đó, Luật Dương gia xin cung cấp các thông tin về định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT mới nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
- 1 1. Định mức tiết dạy là gì?
- 2 2. Tầm quan trọng của định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT:
- 3 3. Quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT:
- 4 4. Thời gian làm việc và nghỉ lễ hằng năm của giáo viên THCS, THPT:
- 5 5. Lợi ích và tiềm năng phát triển từ việc áp dụng định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT:
1. Định mức tiết dạy là gì?
Theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT ) định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần. Như vậy, từ khái niệm trên ta có thể hiểu, định mức tiết dạy là tổng hợp số tiết dạy của giáo viên bao gồm số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên được quy định trong một tuần.
2. Tầm quan trọng của định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT:
– Đối với giáo viên bậc THCS:
+ Định mức tiết dạy giúp giáo viên THCS xác định và quản lý thời gian dạy học một cách hiệu quả.
+ Định mức tiết dạy giúp giáo viên THCS phân bổ thời gian cho các môn học và hoạt động ngoại khóa.
– Đối với giáo viên bậc THPT:
+ Định mức tiết dạy giúp giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu chương trình học và đảm bảo việc dạy đủ số giờ theo quy định.
+ Định mức tiết dạy giúp giáo viên THPT tổ chức công việc và thời gian dạy học một cách khoa học và hiệu quả.
3. Quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT:
3.1. Định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT như sau:
– Định mức tiết dạy quy định chung của giáo viên ở bậc trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên ở bậc trung học phổ thông là 17 tiết;
– Định mức tiết dạy quy định chung của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở và15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
+ Định mức tiết dạy quy định chung của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
+ Định mức tiết dạy quy định chung của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
– Định mức tiết dạy chung của giáo viên thuộc trường dự bị đại học là 12 tiết.
– Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy quy định dạy 2 tiết một tuần, đối với trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, đối với trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.
3.2. Quy định về định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông:
– Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác trong quản lý đối với hoạt động dạy và học tại trường.
– Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông như sau:
+ Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng công thức sau: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
+ Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng công thức sau: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
– Lưu ý: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT.
3.3. Định mức tiết dạy của giáo viên khi làm giáo viên chủ nhiệm:
Đối với mỗi cấp giáo dục cũng như đối với từng loại hình cơ sở giáo dục thì định mức tiết dạy cũng có sự khác nhau, điều này cũng hoàn toàn hợp lý, nó xuất phát từ việc bản chất của các chương trình giáo dục tại các cấp, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác là khác nhau.
Thực tiễn pháp luật không quy định một con số cụ thể đối với định mức tiết dạy của giáo viên kiêm giáo viên chủ nhiệm, tuy nhiên, căn cứ tại Điều 8, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn, ta có:
Thứ nhất là, giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm là 15 tiết/tuần ở cấp trung học cơ sở và 13 tiết/tuần đối với cấp trung học phổ thông.
Thứ hai là, giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp này là 13 tiết/tuần ở cấp trung học cơ sở và 11 tiết/tuần ở cấp trung học phổ thông.
Thứ ba là, Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Trong trường hợp này, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm là 13 tiết/tuần ở cấp trung học cơ sở.
Thứ tư là, giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần. Trong trường hợp này, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm là 14 tiết/tuần ở cấp trung học cơ sở.
Lưu ý: Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá hai chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất
4. Thời gian làm việc và nghỉ lễ hằng năm của giáo viên THCS, THPT:
4.1. Thời gian làm việc của giáo viên THCS, THPT:
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 3,4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT ) quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên THCS, THPT như sau:
– Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó quy định như sau:
+ 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 03 tuần dành cho việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
4.2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên THCS, THPT:
Theo khoản 3 Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009, sửa đổi bởi Thông tư 15/2017, thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên bao gồm các dịp: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác. Cụ thể như sau:
– Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (đã bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của
– Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Các ngày nghỉ lễ khác theo quy định của Bộ Luật lao động bao gồm: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 01/5; Quốc khánh 02/9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (theo Điều 112
Dựa vào các quy định trên và căn cứ theo kế hoạch của năm học, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng cấp học, Hiệu trưởng sẽ bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý.
5. Lợi ích và tiềm năng phát triển từ việc áp dụng định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT:
Áp dụng định mức tiết dạy cho giáo viên THCS và THPT mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển.
– Đầu tiên, nó giúp tạo ra sự công bằng trong việc phân chia công việc và trọng tâm giảng dạy.
– Thứ hai, định mức tiết dạy giúp giáo viên có thời gian và tài nguyên để nghiên cứu, cập nhật kiến thức và phát triển phương pháp giảng dạy, giúp giáo viên quản lý thời gian và tài nguyên để tối đa hóa kết quả học tập của học sinh.
– Thứ ba, nó tạo điều kiện cho sự phân công và đào tạo giáo viên hiệu quả hơn, tăng hiệu suất công việc và sự tổ chức trong việc dạy học.
– Cuối cùng, áp dụng định mức tiết dạy sẽ tạo động lực cho sự chuyên nghiệp hóa và tăng cường hiệu quả giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện các hoạt động ngoại khóa và phát triển bản thân, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.