Định mức lao động là một trong những thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực vê lao động nên chắc hẳn có nhiều bạn còn đang chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Vì vậy mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về Định mức lao động.
Mục lục bài viết
1. Định mức lao động là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Nguyễn Văn Hoành tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn nội dung như sau: Có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về định mức lao động và hướng dẫn kỹ thuật cho nội dung Khai hoang ruộng bậc thang hay không?
Luật sư tư vấn:
Văn bản pháp luật quy định cụ thể về định mức lao động?
Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế – xã hội nhất định.
Tại Bộ luật lao động, có quy định về định mức lao động tại các Điều 93 và Điều 188.
Điều 93 Bộ luật lao động quy định về xây dựng thang bảng lương, bảng lương, định mức lao động như sau:
“1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động”.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương, bảng lương và định mức lao động dự trên nguyên tắc do Chính phủ quy đinh làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương trong hợp động và trả lương cho người lao động. Khi xây dựng thang bảng lương, bảng lương định mức lao động, người sử dụng lao đông phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, công bố công khai tại nơi làm việc, và gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở được nhắc đến ở đây đó là tổ chức Công đoàn theo Điều 188 Bộ luật lao động.
Ngoài ra, quy định về định mức lao động được quy định cụ thể tại Nghị định số 49/2013/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định này, quy định về nguyên tắc xây dựng đinh mức lao động như sau:
“1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp”.
2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động:
Nguyên tắc xây dựng định mức lao động được quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương tại Điều 8 như sau:
Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động
1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
3. Định mức lao động đối với người lao động dân tộc:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là doanh nghiệp tại huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La, huyện tôi chủ yếu toàn đồng bào dân tộc, tôi có mở công ty giống ngô trên đó và có nhiều lao động dân tộc. Xin cho tôi hỏi định mức lao động đối với người lao động dân tộc có khác gì đối với lao động bình thường không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại:
– Nghị định 49/2015/NĐ-CP
Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm.
Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
Đối với trường hợp công ty bạn sử dụng lao động thiểu số tại vùng huyện Sốp Cộp là một huyện đặc biệt khó khăn thì:
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 3 về áp dụng định mức lao động, như sau:
“a) Đơn vị sử dụng lao động được áp dụng định mức lao động bằng 80% định mức lao động chung của đơn vị để khoán hoặc trả công cho lao động là người dân tộc thiểu số. Thời gian áp dụng là 05 năm đối với một người lao động vào làm việc tại đơn vị.
b) Đơn vị sử dụng lao động được hạch toán 20% định mức lao động chung của đơn vị vào chi phí sản xuất kinh doanh.”
Theo quy định đó, công ty bạn được áp dụng định mức lao động bằng 80% định mức lao động chung của đơn vị để khoán hoặc trả công cho lao động là người dân tộc thiểu số, đây được coi là một ưu đãi đặc biệt dành cho người lao động để khuyến khích họ làm việc.
4. Định mức lao động của Hiệu trưởng, hiệu phó tham gia giảng dạy:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi: 1) Số giờ làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các nhà trường từ mầm non đến THPT ở các hạng trường sau khi được quy đổi là bao nhiêu giờ/tuần? Ví dụ như đối với GV tiểu học 23 tiết/tuần, GV THCS 19 tiết/tuần, GV THPT 17 tiết/tuần còn HT, PHT các nhà trường, các hạng trường sau khi quy đổi là bao nhiêu tiết/tuần?
2) Tại Khoản 1 và 2, Điều 7 của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT) đã quy định: “Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm bắt được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý; Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần”. Tuy nhiên, theo
Luật sư tư vấn:
1) Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:
“Điều 7. Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
2. Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.”
– Căn cứ Công văn 8499/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn thực hiện số tiết giảng dạy theo quy định của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
“Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: số tiết quy định của hiệu trưởng là 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng là 4 tiết/tuần. Để thuận tiện cho các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vừa tập trung thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý nhà trường vừa trực tiếp tham gia giảng dạy, việc phân công giảng dạy cần linh hoạt, phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường. Nội dung giảng dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thể: (1) tham gia dạy học trên lớp theo đúng chuyên môn được đào tạo (các môn học/chủ đề tự chọn); (2) tham gia dạy học môn đạo đức (đối với chương trình giáo dục tiểu học); (3) thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thể đảm nhiệm dạy trọn vẹn theo chương trình môn học hoặc dạy thay giáo viên đi học, nghỉ ốm, thai sản, dạy phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sao cho đảm bảo tổng số tiết dạy quy định của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đúng theo quy định hiện hành.”
– Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non như sau:
“4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.”
– Như vậy, theo các căn cứ nêu trên, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, số tiết quy định của hiệu trưởng là 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng là 4 tiết/tuần. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
2) Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:
“Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.
2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.
3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.
4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2tiết/tuần.
5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.”
– Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
“Điều 3. Chế độ giảm định mức tiết dạy, giờ dạy
1. Giáo viên trường mầm non
a) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 06 giờ dạy trong một tuần (quy ra 210 giờ dạy trong một năm học);
b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học).
2. Giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh
a) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 04 giờ dạy trong một tuần (quy ra 140 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học);
b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 02 giờ dạy trong một tuần (quy ra 70 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 01 giờ dạy trong một tuần (quy ra 35 giờ dạy trong một năm học);
c) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, định mức giảm giờ dạy cho giáo viên làm công tác công đoàn không chuyên trách được tính theo định mức giảm giờ dạy cao nhất đã quy định cho mỗi cấp học.
3. Giáo viên trường trung cấp
a) Giáo viên làm chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 76 giờ dạy trong một năm học;
b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn không chuyên trách được giảm 38 giờ dạy trong một năm học.
4. Giảng viên trường cao đẳng, học viện, trường đại học và đại học
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, hàng năm, Hiệu trưởng (Giám đốc) cùng với Ban chấp hành công đoàn thống nhất phương án quy định thời gian được sử dụng làm công tác công đoàn cho giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ của giảng viên (giảng dạy, nghiên cứu khoa học và làm các công việc khác) và quy định về tự chủ của đơn vị. Nếu chọn phương án giảm giờ nghiên cứu khoa học hoặc làm các công việc khác thi theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Công đoàn. Nếu chọn phương án giảm định mức giờ dạy thì theo quy định sau:
a) Giảng viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 44 giờ dạy trong một năm học;
b) Giảng viên làm ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn không chuyên trách được giảm 22 giờ dạy trong một năm học.”
– Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
“- Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (gọi tắt là Tổng phụ trách); giáo viên là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (gọi tắt là cán bộ Đoàn, Hội) ở cơ sở giáo dục phổ thông = (Định mức tiết dạy/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách; cán bộ Đoàn, Hội) x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học);”
Như vây, chế độ giảm định mức giờ dạy và định mức giờ dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở cơ sở giáo dục công lập được quy định theo các căn cứ nêu trên tùy vào từng trường hợp và cấp bậc các cơ sở giáo dục công lập khác nhau.