Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Để có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy định khung hình phạt là gì? Dấu hiệu định khung hình phạt trong luật hình sự?
Mục lục bài viết
1. Khung hình phạt là gì?
Khung hình phạt là giới hạn phạm vi các loại cũng như mức hình phạt được luật quy định cho phép
Đối với mỗi tội phạm luật có thể chỉ quy định một khung hình phạt nhưng thông thường quy định nhiều khung hình phạt để áp dụng cho những loại trường hợp phạm tội khác nhau của tội đó.
Khung hình phạt cơ bản là khung hình phạt được quy định cho trường hợp phạm tội thông thường của một loại tội. Mỗi tội phạm đều phải có một khung hình phạt cơ bản. Thông thường khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 của điều luật quy định về tội phạm cụ thể.
Khung hình phạt giảm nhẹ là khung hình phạt được quy định cho trường hợp vì có tình tiết nhất định mà tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm xuống một cách khác hẳn so với trường hợp thông thường của một loại tội. Đối với một tội phạm có thể không có, có một hoặc có nhiều khung hình phạt giảm nhẹ
Hình phạt tăng nặng là khung hình phạt trường hợp vì có tình tiết nhất định mà tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên một cách khác thông thường của một loại tội. Đỗi với mỗi tội phạm có thể không có, có một hoặc có nhiều khung hình phạt tăng nặng.
2. Định khung hình phạt là gì?
Định khung hình phạt là xác định khung hình phạt phải áp dụng cho hành vi phạm tội đã được định tội danh.
Định khung hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, được thực hiện trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội và là cơ sở cho việc quyết định hình phạt. Định khung hình phạt chỉ phải thực hiện ở tội phạm có các khung hình phạt khác nhau. Ở tội phạm chỉ có một khung hình phạt thì không cần hoạt động định khung.
Định khung hình phạt có thể được coi là hoạt động độc lập cùng với hoạt động định tội và hoạt động quyết định hình phạt nhưng cũng có thể được coi là phần đầu của hoạt động quyết định hình phạt.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác cho rằng, định khung hình phạt phải thuộc về định tội. Định khung hình phạt, thực chất là một hoạt động độc lập nhưng có quan hệ chặt chẽ với hoạt động định tội và hoạt động quyết định hình phạt. Nếu phải xếp định khung hình phạt vào một trong hai hoạt động – định tội và quyết định hình phạt thì phải xếp vào hoạt động quyết định hình phạt mới hợp lí. Định khung hình phạt sai không ảnh hưởng đến định tội trước đó nhưng lại ảnh hưởng đến quyết định hình phạt. Định tội không phụ thuộc vào định khung hình phạt còn quyết định hình phạt phải phụ thuộc vào định khung hình phạt.
Định khung hình phạt tiếng Anh là: Definition Penalty framework
Definition Penalty framework means the defining frame that must apply to the identified offense.
Penalty is an activity in the process of applying the law, is performed on the result of the act of fixation and is the basis for deciding the penalty. Penalty formatting must only take place at the extent that there are different penalties. At ranges of only one frame, no active frame is required.
3. Dấu hiệu định khung hình phạt:
Dấu hiệu định khung hình phạt là dấu hiệu trong luật phản ánh mức độ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phù hợp với một khung hình phạt nhất định và là cơ sở pháp lí để định khung hình phạt đối với hành vi đó.
Căn cứ vào tính chất của dấu hiệu định khung làm tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên hoặc giảm xuống, có thể phân dấu hiệu định khung hình phạt thành dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng và dấu hiệu định khung giảm nhẹ.
Những dấu hiệu định khung có thể là dấu hiệu thuộc về mặt khách quan như dấu hiệu mức độ hậu quả hoặc thuộc về mặt chủ quan như tính chất của động cơ hoặc thuộc về nhân thân như dấu hiệu tái phạm nguy hiểm…
4. Phân biệt dấu hiệu định khung hình phạt:
Các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt là những tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì
Các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu của cấu thành khác loại (cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ). Về cấu thành tội phạm, khoa học luật hình sự chia ra làm ba loại: Cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.
Cấu thành cơ bản là cấu thành không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Ví dụ: Khoản 1 Điều 173
Cấu thành tăng nặng là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung hình phạt nặng hơn so với cấu thành cơ bản. Ví dụ, khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự (Tội trộm cắp tài sản) là cấu thành cơ bản có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và là tội phạm ít nghiêm trọng. Nhưng nếu người phạm tội lại có hành vi hành hung để tẩu thoát thì thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự là cấu thành tăng nặng, có khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm và là tội nghiêm trọng.
Cấu thành giảm nhẹ là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành giảm nhẹ bao giờ cũng có khung hình phạt nhẹ hơn so với cấu thành cơ bản. Ví dụ, khoản 1 Điều 119 (Tội chống phá cơ sở giam giữ) là cấu thành cơ bản có khung hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Nhưng nếu người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 là cấu thành giảm nhẹ, có khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm tù.
Tuy nhiên, không phải điều luật nào cũng bao gồm cả cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ, mà tùy thuộc vào mỗi tội phạm và chính sách hình sự của nhà nước trong việc xử lý từng loại tội phạm. Đa số các tội quy định trong Bộ luật hình sự có cấu thành tăng nặng, chỉ có một số tội có cấu thành giảm nhẹ (chủ yếu là các tội xâm phạm an ninh quốc gia).
Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi quyết định hình phạt nữa.
5. Chỉ được phép tăng, giảm mức hình phạt trong một khung hình phạt:
Điều luật quy định khung hình phạt có mức tối thiểu và tối đa tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tội phạm. Khi đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, dù có nhiều tình tiết tăng nặng thì họ cũng không bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt đó. Ví dụ: Bị cáo phạm tội sản xuất hàng giả thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ 05 năm đến 10 năm. Tòa án không được xử phạt bị cáo trên 10 năm tù, dù họ có nhiều tình tiết tăng nặng ở Điều 52. Trường hợp xử phạt dưới 05 năm tù, Tòa án phải nêu được lý do và phải tuân theo những quy định tại Điều 54 có nội dung như sau:
– Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
– Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Đây là quy định mới mà
– Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Ví dụ: Nguyễn Văn D phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 đến 03 năm, nhưng D có 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51, không có tình tiết tăng nặng thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới 06 tháng (theo Điều 36 Bộ luật hình sự thì hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm) hoặc chuyển sang hình phạt tiền là hình phạt nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: