Hiện nay, việc định giá và thẩm định giá là hai khái niệm thường gây hiểu lầm. Vậy hiểu thế nào là định giá? Giữa định giá và thẩm định giá tài sản khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Định giá là gì?
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 4
Các đối tượng hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm:
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh.
– Tài nguyên quan trọng.
– Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Danh mục hàng hóa, dịch cụ do Nhà nước định giá được quy định căn cứ tại Khoản 3 Điều 19
– Định mức giá cụ thể đối với:
+ Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; phục vụ hành khách. bảo đảm an ninh hàng không và dịch vụ điều hành bay qua vùng
+ Dịch vụ kết nối viễn thông.
+ Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
– Tiến hành định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; giá dịch vụ hàng không khác; giá thuê mặt bằng, giá dịch vụ thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.
– Định khung giá và mức giá cụ thể đối với trường hợp:
+ Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt.
+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước.
+ Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Thực hiện định giá tối đa hoặc giá tối thiểu trong trường hợp:
+ Hàng dự trữ quốc gia; các loại hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (ngoại trừ các dịch vụ quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 19 Luật giá 2012).
+ Sản phẩm là thuốc lá điếu sản xuất trong nước.
+ Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
2. Quy định về các căn cứ, phương pháp định giá:
Theo quy định tại Điều 21 Luật giá 2012 có quy định về các căn cứ định giá cũng như phương pháp định giá như sau:
2.1. Về căn cứ định giá:
– Căn cứ trên giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến.
– Dựa trên quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền.
– Khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
– Căn cứ giá thị trường trong và ngoài nước; khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá.
2.2. Phương pháp định giá:
– Đối với hàng hóa, dịch vụ: do Bộ tài chính quy định phương pháp định giá chung.
– Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình: do các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá.
3. Thẩm quyền định giá và trách nhiệm định giá:
* Định giá hàng hóa, dịch vụ và giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan: thẩm quyền do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định giá.
* Bộ trưởng các bộ sẽ tiến hành định giá hàng hóa, dịch vụ gồm:
– Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền định giá:
+ Giá cụ thể đối với: Dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải (bao gồm dịch vụ đăng kiểm phương tiện thiết bị giao thông vận tải và các công trình khai thác, vận chuyển dầu khí biển).
+ Khung giá đối với: Nước sạch sinh hoạt; dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật; dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y.
+ Giá tối đa đối với: Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.
+ Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
+ Giá mua tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công trong danh mục được cấp có thẩm quyền ban hành, sử dụng ngân sách trung ương (trừ sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các bộ, ngành khác và của Ủy ban nhân dân tỉnh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ.
+ Giá mua tối đa hàng hóa, dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách trung ương.
+ Giá bán tối thiểu đối với sản phẩm thuốc lá điếu tiêu thụ trong nước.
+ Giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
+ Khung giá, giá tối đa hoặc giá cụ thể đối với dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán bao gồm: Dịch vụ liên quan đến hoạt động niêm yết, giao dịch, cung cấp thông tin, đấu giá, đấu thầu chứng khoán; dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán, giám sát tài sản, đại diện người sở hữu trái phiếu, thanh toán bù trừ tiền giao dịch chứng khoán; dịch vụ liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
– Bộ trưởng Bộ Công Thương có thẩm quyền:
+ Giá cụ thể đối với: Giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
+ Khung giá đối với: Giá phát điện, giá bán buôn điện.
+ Giá tối thiểu đối với: Dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền:
+ Giá cụ thể đối với: Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do trung ương quản lý.
+ Khung giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
– Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền: Giá sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông bao gồm cả dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích theo quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông.
– Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền định giá:
+ Giá cụ thể đối với: Dịch vụ kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc dùng cho người sử dụng ngân sách nhà nước; dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước.
+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo hiểm y tế.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền định giá:
+ Các sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách trung ương.
+ Giá cụ thể đối với các dịch vụ hàng không gồm giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; giá dịch vụ điều hành bay đi, đến; giá phục vụ hành khách; giá bảo đảm an ninh hàng không và giá dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
+ Giá tối đa đối với: dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh; dịch vụ sử dụng đò, phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý.
+ Khung giá đối với: các dịch vụ đò, phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý; dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga do trung ương quản lý; dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý; dịch vụ hoa tiêu, dẫn đường.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích phục vụ quốc phòng; giá hàng hóa, dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng tại các doanh nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ thanh toán bằng ngân sách nhà nước.
– Bộ trưởng Bộ Công an quy định về giá hàng hóa, dịch vụ phục vụ an ninh chính trị, trật tự xã hội; giá hàng dự trữ quốc gia về an ninh chính trị, trật tự xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
* Hội đồng nhân dân tỉnh: quy định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về giá các loại đất; khung giá đất;…
4. So sánh giữa định giá và thẩm định giá tài sản:
Các tiêu chí | Định giá tài sản | Thẩm định giá tài sản |
Mục đích | đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định. | việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế. |
Nguyên tắc | – dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất, vị trí, quy mô, thực trạng của tài sản và giá thị trường tại thời điểm định giá. – độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật. | – tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. – chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá. – bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. |
Phương pháp | phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập,… | phương pháp so sánh; phương pháp chi phí; phương pháp thu nhập; phương pháp lợi nhuận |
Chủ thể thực hiện | do Nhà nước thực hiện | do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện |
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật giá năm 2012.