Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục? Trường hợp đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục? Trình tự thủ tục đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục?
Hiện nay do nhu cầu của các bậc phụ huynh đối với nhu cầu học của trẻ mầm non mà đa số các trường tư thục đều nắm bắt được tâm lý của các bậc cha mẹ từ đó nhiều trường mầm non tư thục xuất hiện. Bên cạnh đó cũng có một số trường mầm non tư thục không đảm bảo chất lượng và có những hành vi vi phạm pháp luật buộc phải thực hiện biện pháp đình chỉ hoạt động. Vậy pháp luật quy định về đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục như thế nào? Dưới dây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục
1.1. Điều kiện về nhân sự
Cơ cấu Trường mầm non gồm có Chủ Trường, Hiệu Trưởng, Giáo viên, Nhân viên, Cấp Dưỡng, Y tế, Bảo vệ, Tạp vụ. Tiêu chuẩn của mỗi người sẽ khác nhau. Đối với Hiệu trưởng yêu cầu phải có Bằng quản lý trường mầm non và có kinh nghiệm 5 năm công tác trong ngành giáo dục. Đối với giáo viên yêu cầu phải có trình độ từ trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Đối với cấp dưỡng phải có trình độ chuyên môn về sơ cấp về nấu ăn, công nghệ thực phẩm. Đối với y tế yêu cầu có bằng sơ cấp trở lên chuyên về y, điều dưỡng.
Căn cứ dựa trên quy định này thì chúng ta có thể thấy khi muốn thành lập trường mầm non tư thục phải có đẩy đủ những điều kiện theo quy định mà điều kiện chúng tôi muốn nhắc tới ở đây chính là điều kiện về nhân sự bởi nếu không có đội ngũ nhân sự đảm bảo tiêu chuẩn thì liệu chất lượng của trường học có thật sự hiệu quả? Vậy nên đội ngũ nhân sự rất quan trọng, đối với trường học đứng đầu sẽ là Hiệu trưởng và các chức vụ công nhân viên khác trong nhà trường, mỗi vị trí sẽ có điều kiện cụ thể.
Bởi như chúng ta đã biết dội ngũ giáo viên mầm non không chỉ là người chăm lo, dạy dỗ cho các cháu nhỏ, mà còn là những người đặt nền móng đầu tiên cho bước đường trưởng thành của một đứa trẻ để trẻ có sự phát triển tốt khi tới môi trường học tập. Bên cạnh bố mẹ thì giáo viên mầm non là người để trẻ có thể tin tưởng, có cảm giác được quan tâm bảo vệ, vậy nên việc xây dựng đội ngũ nhân sự đảm bảo là tiêu chí hàng đầu của các trường mầm non hiện nay. Với trẻ nhỏ, các cô giáo dạy mầm non như những người mẹ thứ hai giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ, giúp trẻ học hỏi được nhiều điều, tự tin hơn trong môi trường lớp học vốn còn nhiều bỡ ngỡ với các bé.
1.2. Điều kiện về cơ sở vật chất
Theo quy định của pháp luật để có thể thành lập trường mầm non thì còn chuẩn bị đầy đủ điều kiện về sân chơi, các phòng chức năng phải phù hợp theo tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non theo quy định của pháp luật cụ thể đó là:
+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ, có cửa ngăn cách với các khu vực khác;
+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ;
+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày;
+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ; có đủ nước sạch cho trẻ dùng.
– Có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.
– Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.
Như vậy chúng ta có thể thấy cơ sở vật chất đóng vai trò rất quan trọng vì đó là tất cả các phương tiện được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập và các hoạt động khác liên quan đến bồi dưỡng, đào tạo tại trường nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và học sinh nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội, trải nghiệm kiến thức, đồng thời rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập tại trường.
Hơn nữa khi trẻ được học tập trong một môi trường có cơ sở vật chất khang trang mang ý nghĩa khá lớn đối với trẻ nhất là lứa tuổi mần non. Các em sẽ quen dần với môi trường hiện đại, tiêu chuẩn và chất lượng cao. Theo đó các bậc phụ huynh cũng sẽ có sự kỳ vọng về chất lượng của trường học khi gửi con em vào học. Theo đó nên chúng tôi cho rằng việc đưa ra những điều kiện về cơ sở vật chất trường học là rất hợp lý và khi hoạt động của trường mầm non cũng phải tuân thủ đúng và đầy đủ quy định này.
2. Trường hợp đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục
Căn cứ theo quy định tại điều 13. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy định cụ thể:
1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10 của Nghị định này;
b) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.
Như vậy căn cứ theo quy định này chúng ta thấy nếu thuộc 02 nhóm trường hợp đã nêu như trên thì bắt buộc phải đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục theo quy định cụ thể”
Trường hợp thứ nhất ” Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập trường mầm non tư thục” cụ thể như trường không đáp ứng nhu cầu gửi trẻ em của các gia đình đó là một trong những lí do được rất nhiều sự quan tâm bởi khi gửi con trẻ điều các bậc phụ huynh quan tâm nhất đó chính là sự an toàn cho trẻ, Ngoài ra nếu trường không có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật đề ra thì cũng sẽ không được phép hoạt động. Bên cạnh đó đối với trường tư thục phải có thiết bị đảm bảo cho giảng dạy theo quy định.
Trường hợp thứ hai” Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ” tức là trường học tư thục này xâm phạm tới các quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, theo đó việc đình chỉ vừa là biện pháp xử lý vừa là để chấm dứt tình trạng gây ảnh hưởng tới trẻ em khi tham gia theo học tại trường này.
3. Trình tự thủ tục đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục
Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND xã, phường, thị trấn;
– UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; viết phiếu tiếp nhận, hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức căn cứ vào phiếu tiếp nhận và trả kết quả, đến UBND xã, phường, thị trấn nhận kết quả theo quy định.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, biên bản kiểm tra, các văn bản của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường hợp vi phạm phải đình chỉ theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 27/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Do đoàn kiểm tra quyết định.
Lưu ý: Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác nhận lý do đình chỉ, ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Quyết định đình chỉ cần nêu rõ lý do, thời hạn đình chỉ hoạt động và biện pháp khắc phục.
– Hết thời gia đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động trở lại.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GD&ĐT cấp huyện.
– Cơ quan phối hợp: UBND xã, phường, thị trấn.
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
Như vậy nếu tiến hành đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình do pháp luật quy định về những trường hợp phải đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục.
Trên đây là thông tin do