Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điêu tra khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm.
Khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định:” Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, CQĐT, VKS, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Quy định này là một quy định hoàn toàn mới so với quy định của BLTTHS năm 1988. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 1988 thì khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ hoặc vẫn có thể tiến hành tố tụng đối với vụ án trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, quy định này lại không quy định rõ căn cứ đình chỉ điều tra bắt buộc khi người bị hại rút yêu cầu tự nguyện, không quy định trường hợp cần thiết là như thế nào đề VKS, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án cũng như thẩm quyền xem xét để vụ án được tiếp tục điều tra.
BLTTHS năm 2003 quy định đình chỉ điều tra khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra là một quy định tiến bộ. Quy định này nhẳm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản do hành vi phạm tội gây ra (Khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm 2003). Người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Nếu cơ quan có thẩm quyền tự mình ra quyết định khởi tố có thể khiến cho họ phải chịu thêm những tổn thất về mặt tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của họ. Khi người bị hại đã yêu cầu khởi tố vụ án những sau đó họ lại tự nguyện rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đình chỉ điều tra, chấm dứt mọi hoạt động điều tra đối với vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Việc rút yêu cầu khởi tố hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người bị hại mà không thể do sự tác động của CQĐT. Họ không muôn tiếp tục vụ án khi CQĐT đang tiến hành hoạt động điều tra để không phải chịu thêm những tổn thất về mặt tinh thần nữa nên đã tự nguyện rút yêu cầu khởi tố. Vì vậy mà việc đình chỉ điều tra hoàn toàn do yếu tố khách quan, do sự tự nguyện yêu cầu của người bị hại mà không phải xuất phát từ phía CQĐT. Quy định này góp phần đảm bảo, nâng cao hơn nữa quyền lợi của công dân.
Khởi tố vụ án hình sự về nguyên tắc là quyền và nghĩa vụ của người bị hại. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên , người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Như vậy, có 11 trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Và trong những trường hợp này khi họ rút đơn yêu cầu khởi tố ở trong giai đoạn điều tra thì CQĐT phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Tuy nhiên hiện nay chỉ có 10 trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Bởi theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 131 nay không truy cứu TNHS nữa.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Không ít trường hợp mà người bị hại rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức. Khi xác định được những căn cứ cho rằng trong trường hợp này người bị hại bị ép buộc, cưỡng bức rút yêu cầu khởi tố thì CQĐT vẫn có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động điều tra đối với vụ án. Người bị hại khi đã yêu cầu khởi tố có nghĩa là họ mong muốn người thực hiện hành vi phạm tội đó phải bị pháp luật trừng trị. Quy định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại có mục đích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho họ. Do bị ép buộc, cưỡng bức mà người bị hại phải rút yêu cầu khởi tố có nghĩa là điều đó trái với ý muốn của họ. CQĐT lúc này vẫn có thể tiến hành hoạt động điều tra đối với vụ án. Quy định như vậy vừa bảo vệ được lợi ích chung của Nhà nước, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại, bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp mà CQĐT vẫn đình chỉ điều tra vì không xác định được là họ có bị ép buộc, cưỡng bức rút yêu cầu hay không. Việc xác định người bị hại có bị ép buộc, cưỡng bức hay không phụ thuộc một phần của CQĐT, đặc biệt là phụ thuộc rất lớn vào Điều tra viên khi tiến hành điều tra xác minh. Khi thấy có đơn xin rút yêu cầu khởi tố của người bị hai, có căn cứ để đình chỉ điều tra, nhưng Điều tra viên phải xác minh xem xét xem việc rút đơn đó có đúng với ý muốn, sự tự nguyện của người bị hại hay không, phải có tài liệu chứng minh chứ không được dựa vào suy diễn chủ quan của người bị hại hoặc người tiến hành tố tụng để tránh xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm, không bảo vệ được quyền và lợi ích của người bị hại.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đình chỉ điều tra khi có căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự
– Đình chỉ điều tra khi có căn cứ cho rằng người phạm tội đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
– Đình chỉ điều tra vụ án hình sự
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại