Điều ước quốc tế là gì? Phân loại điều ước quốc tế? Các đặc điểm cơ bản của điều ước quốc tế? Vai trò của điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế?
Điều ước quốc tế là một trong những văn bản mà quốc gia sử dụng phổ biến và hiệu quả trong việc thiết lập những mối quan hệ đối ngoại. Theo đó, điều ước quốc tế có vai trò không nhỏ trong một số quốc gia nếu phát sinh sự xung đột về quy định pháp luật quốc tế – pháp luật quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Điều ước quốc tế là gì?
Theo luật quốc tế, cụ thể là Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm 1969 (Công ước Viên năm 1969) và Công ước Viên về luật điều ước giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế năm 1986 (Công ước Viên năm 1986), điều ước quốc tế là
Nhiều nước không có định nghĩa điều ước quốc tế hoặc không có cả luật quy định riêng về việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế. Như vậy có thể hiểu là họ sử dụng định nghĩa điều ước quốc tế của luật quốc tế. Một số nước chuyển hóa định nghĩa của Công ước Viên vào nội luật, tiêu biểu như:
+ Luật pháp của Anh quy định điều ước quốc tế là một thỏa thuận bằng văn bản, qua đó hai hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế xác lập, hoặc có ý định xác lập mối quan hệ giữa họ với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các nước từng là thuộc địa của Anh như Ma-lai-xi-a, Băng-la-đét chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và vì vậy cũng sử dụng định nghĩa điều ước này.
+ Luật số 45 năm 2012 về Ký kết và Phê chuẩn điều ước quốc tế của Kê-ny-a định nghĩa điều ước quốc tế hoàn toàn giống với định nghĩa của Công ước Viên năm 1969.
+ Điều 1 Luật số 1188-XII về điều ước quốc tế của Cộng hòa Bê–la-rút ngày 23/10/1991 định nghĩa điều ước quốc tế gần như hoàn toàn giống với quy định của Công ước Viên 1969 và Công ước Viên 1986.
+ Đối với Lào, điều ước quốc tế được hiểu là thỏa thuận giữa các quốc gia được ký kết bằng văn bản giữa Nhà nước này với Nhà nước kia hoặc với Nhà nước với Tổ chức quốc tế/khu vực hoặc chủ thể khác theo quy định của LPQT, được lập thành một bản hoặc nhiều bản và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Hiệp ước, Hiệp định, Thỏa thuận, Nghị định thư, Biên bản ghi nhớ, Thư trao đổi hoặc các văn bản có tên gọi khác.
Mông Cổ quy định điều ước quốc tế là thỏa thuận song phương hoặc đa phương được lập thành văn bản có liên quan đến LPQT trong đó xác định quyền và nghĩa vụ của Mông Cổ, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hành chính của Mông Cổ cũng như của các tổ chức quốc tế…
Có thể thấy, các tiêu chuẩn xác định điều ước quốc tế của Công ước Viên như thỏa thuận bằng văn bản – giữa quốc gia với nhau hoặc với tổ chức quốc tế đa phần được giữ nguyên khi chuyển hóa vào nội luật, trong khi các tiêu chuẩn được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế có sự điều chỉnh nhất định. Khái niệm được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế có thể chưa đủ rõ để áp dụng nên các quốc gia thường sử dụng cụm từ như xác lập/làm phát sinh quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, có giá trị ràng buộc theo luật pháp quốc tế… Những định nghĩa điều ước như thế này có thể được tìm thấy trong hệ thống pháp luật Anh, Ốt-xtơ-rây-lia, Ru-ma-ni, Mông Cổ, In-đô-nê-xia…
Tóm lại, định nghĩa và cách phân loại điều ước quốc tế trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới khá đa dạng, nhưng những yếu tố cơ bản nhất để xác định thế nào là một điều ước quốc tế vẫn được tôn trọng. Những yếu tố đó là: (i) thỏa thuận bằng văn bản; (ii) được ký giữa các chủ thể của luật quốc tế (bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế); (iii) được luật pháp quốc tế điều chỉnh.
Điều ước quốc tế trong tiếng Anh là International Treaties.
Điều ước quốc tế (International Treaties) được hiểu là những văn bản có chứa những qui phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia được xây dựng, kí kết, công nhận và có hiệu lực pháp lí đối với chủ thể của các quốc gia thành viên, thường bao gồm: Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, công hàm trao đổi…
2. Phân loại điều ước quốc tế:
Liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa thường có hai loại điều ước quốc tế được áp dụng. Đó là loại điều ước quốc tế mang những nguyên tắc pháp lí chung làm cơ sở cho hoạt động thương mại, nó không điều chỉnh trực tiếp các vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của các bên tham gia hợp đồng mà chỉ đề ra các nguyên tắc pháp lí chung có tính chất định hướng chỉ đạo như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA); Hiệp định cắt giảm thuế quan với ASEAN…
Loại điều ước thứ hai là loại điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh đến các bên trong kí kết và thực hiện hợp đồng. Đây chính là nguồn qui phạm pháp luật dùng để giải quyết tranh chấp, thường được các bên và cơ quan tiến hành tố tụng viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Loại điều ước này điển hình có Công ước Brussel 1964 về chuyên chở hàng hóa,
3. Đặc điểm của điều ước quốc tế:
Về cơ bản điều ước quốc tế có đặc điểm sau đây:
– Đối với chủ thể:
Chủ thể ở đây bao gồm là quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế nào đó và những chủ thể khác Luật quốc tế.
– Đối với hình thức:
+ Điều ước quốc tế hiện tại chỉ tồn tại ở hình thức văn bản ghi nhận trên giấy tờ, tài liệu
+ Về tên gọi của điều ước quốc tế đa dạng như: hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước,.. Tuy nhiên tên gọi này sẽ phụ thuộc từ sự thỏa thuận giữa các bên.
+ Cấu trúc của một điều ước quốc tế đều giống nhau, cụ thể bao gồm: Phần lời nói đầu, nội dung cơ bản, phần cuối cùng và phần phụ lục.
+ Ngôn ngữ: Thực tế thì điều ước quốc tế sẽ được soạn thảo dùng ngôn ngữ của cả hai bên hoặc do thỏa thuận (nếu có).
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu là điều ước quốc tế đa phương phổ cập thì văn bản sẽ được soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức trong Liên hợp quốc ví dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,…
– Đối với nội dung: ghi nhận những nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật về quyền – nghĩa vụ các bên tham gia ký kết. Theo đó, những nguyên tắc hoặc các quy phạm này có sự ràng buộc lẫn nhau, nhưng được xây dựng do các bên thỏa thuận và hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng.
– Về phân loại: Hiện tại điều ước quốc tế có thể được phân loại thành các loại tùy thuộc vào căn cứ cơ sở khác nhau, cụ thể như sau:
+ Phân loại dựa vào số lượng chủ thể tham gia để ký kết, bao gồm:
Điều ước quốc tế song phương
Điều ước quốc tế song phương
+ Phân loại dựa vào chủ thể điển hình là:
Quốc gia – quốc gia
Quốc gia – tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế – chủ thể đặc biệt
+ Phân loại dựa vào phạm vi áp dụng:
Điều ước khu vực
Điều ước phổ cập
Điều ước song phương
+ Dựa vào lĩnh vực tham gia điều chỉnh điển hình ví dụ là:
Điều ước về kinh tế
Điều ước quốc tế về chính trị
– Thẩm quyền ký trong điều ước quốc tế:
+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
+ Nguyên thủ quốc gia
+ Đại diện của quốc gia trong tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế
+ Người đứng đầu chính phủ
Ngoài ra còn có đại diện được ủy quyền.
4. Vai trò của điều ước quốc tế:
– Được áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế: Thực tế thì điều ước quốc tế chỉ cần thỏa thuận sau đó được ký kết từ các chủ thể tham gia là được hình thành và được áp dụng nhanh, từ đó kịp thời áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế.
– Đóng vai trò quan trọng trong một số nước thuộc từ dòng họ Civil Law: Bởi khi có sự xung đột mâu thuẫn giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước thì được ưu tiên áp dụng. Vì đối với nước có hệ thống nguồn luật Civil law đa số luật thành văn được soạn thảo do cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp,…theo đó hệ thống luật có tính khái quát hơn và được áp dụng trong thực tiễn.
Ví dụ: Tại một số nước – thuộc dòng họ Civil law, điển hình là Pháp họ quy định rõ Điều ước quốc tế được ưu tiên và áp dụng phổ biến hơn so với pháp luật quốc gia sở tại đối với pháp luật thành văn.
Do đó, hiện nay hệ thống pháp luật hành văn được sử dụng phổ biến, chi tiết, rõ ràng nên được áp dụng trực tiếp
– Theo nguyên tắc của Điều ước quốc tế thì cần phải soạn thảo phù hợp với pháp luật của quốc tế. Cùng với đó, trước khi ký kết điều ước thì hầu hết điều ước này phù hợp với hiến pháp của quốc gia, nếu trái với quy định quốc gia thì có thể sửa đổi hiến pháp quốc gia. Theo đó, sau khi ký kết điều ước quốc tế thì thực tiễn có thể áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà không cần phải nghị định hướng dẫn nào khác.
– Theo một trong những nguyên tắc khi ký kết Điều ước quốc tế dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và tận tâm. Nhưng thực tế vẫn có một số quốc gia không tham gia việc ký kết nhưng vẫn thực hiện theo những quy định về nghĩa vụ của Điều ước quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng Điều ước quốc tế được coi là cách xử sự chung được áp dụng phổ biến.
5. Hiệu lực của điều ước quốc tế:
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực
Điều 24 của Công ước Viên quy định thời điểm và cách thức mà một điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực. Khoản 1 Điều 24 quy định nguyên tắc rằng điều ước có hiệu lực theo cách thức và vào ngày mà điều ước đó quy định hoặc theo thỏa thuận của các quốc gia tham gia đàm phán. Đối với các quốc gia thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc sau ngày điều ước có hiệu lực, thì điều ước sẽ có hiệu lực với các quốc gia đó vào chính ngày đưa ra sự đồng ý, trừ khi điều ước có quy định khác.
Thông thường các điều ước quốc tế đều có quy định rõ ràng về vấn đề này, cụ thể về cách thức và ngày có hiệu lực đối với các quốc gia ký kết và đối với các quốc gia gia nhập sau đó. Ví dụ như Điều 84(1) Công ước Viên quy định Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày văn kiện phê chuẩn hay gia nhập Công ước được nộp lưu chiểu. Điều 84(2) quy định về ngày có hiệu lực đối với các quốc gia gia nhập Công ước sau khi Công ước đã bắt đầu có hiệu lực.
Trong trường hợp, điều ước quốc tế không có quy định và các quốc gia cũng không có thỏa thuận, khoản 2 Điều 24 quy định điều ước sẽ có hiệu lực ngay khi tất cả các quốc gia tham gia đàm phán thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc. Nghĩa là, điều ước sẽ có hiệu lực vào ngày quốc gia tham gia đàm phán cuối cùng thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc. Quốc gia tham gia đàm phán là quốc gia tham gia vào quá trình soạn thảo và thông qua văn bản điều ước quốc tế.
Thời điểm điều ước hết hiệu lực
Ngày mà một điều ước quốc tế sẽ hết hiệu lực sẽ theo quy định của điều ước quốc tế đó, theo thỏa thuận giữa các quốc gia, hoặc khi điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực.
Hiệu lực hồi tố của điều ước
Tương tự như pháp luật quốc gia, Công ước Viên không cho phép điều ước quốc tế có hiệu lực hồi tố trở lại trước khi điều ước có hiệu lực. Điều 28 quy định rằng điều ước chỉ có hiệu lực hồi tố đối với các hành vi hay sự kiện đã diễn ra hoặc các tình huống đã không còn tồn tại trước ngày điều ước có hiệu lực khi điều ước có quy định như thế hoặc có thỏa thuận như thế.
Nếu một hành vi bắt đầu trước thời điểm điều ước có hiệu lực và tiếp tục diễn ra sau thời điểm đó, bộ phận hành vi diễn ra sau đó vẫn chịu sự điều chỉnh của điều ước.
Nếu các quốc gia có thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế có quy định, thì một điều ước có thể có hiệu lực hồi tố. Ví dụ như năm 1997, Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận trả nợ, theo đó, phía Việt Nam đồng ý chi trả 140 triệu USD cho các khoản nợ mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã vay từ Mỹ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Hiệu lực theo không gian
Điều 29 quy định ngắn gọn một nguyên tắc rằng một điều ước có hiệu lực ràng buộc quốc gia thành viên trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia đó. Lãnh thổ thường được chia làm bốn loại: lãnh thổ vô chủ (terra nullius), lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia, lãnh thổ hỗn hợp và lãnh thổ quốc tế.
Lãnh thổ được đề cập trong Điều 29 là lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia. Lãnh thổ này bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền và các đảo, nội thủy và lãnh hải và vùng trời quốc gia phía trên các bộ phận đó.
Kết luận: Trong quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng quốc tế các bên có thể lựa chọn các qui định trong Điều ước quốc tế khi quốc gia đó đã là thành viên hoặc thậm chí chưa phải là thành viên bởi nó được vận dụng một cách linh hoạt trên cơ sở của sự thỏa hiệp.