Điều tra viên Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh? Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh?
Trong một nền kinh tế thị trương ngày một phát triển mạnh mẽ thì vấn đề các chủ thể trong nền kinh tế này cạnh tranh nhau là điều không thể nào tránh khỏi. Do đó, để có thể quản lý được việc cạnh tranh này tuân thủ theo các quy định của pháp luật canh tranh để loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành thì hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ có các cơ quan quản lí cạnh tranh với vị trí khác nhau và hoạt động tổ chức cũng khác nhau phụ thuộc vào nền kinh tế và quy định của mỗi quốc gia. Do đó, theo như quy định của pháp luât cạnh tranh Việt Nam thì cơ quan được giao nhiệm vụ quản lí nhà nước về cạnh tranh và có những ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đó là Ủy ban cạnh tranh quốc gia. Trong cơ quan này được tổ chức hoạt động bởi các chủ thể như: Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan,… Vậy pháp luật này đã quy định về Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nội dung như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Điều tra viên Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về khái niệm của Điều tra viên vụ việc cạnh tranh đó là: “Điều tra viên vụ việc cạnh tranh được xác định là lực lượng nòng cốt của cơ quan thực thi pháp
Trên cơ sở quy định của pháp luật về Điều tra viên là những chủ thể hoạt động trong cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh cho nên để được bổ nhiệm trở thành điều tra viên thì cũng phải đáp ứng đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm điều tra viên theo quy định tại Điều 53
– Một là, chủ thể muốn được bổ nhiệm thành điều tra viên thì cũng phải đáp ứng là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực giống như quy định bổ nhiễm các chức danh khác hoạt động trong các cơ quan Nhà nước.
– Hai là, để có thể được trở thành Điều tra viên thì chủ thể này trước đó phải là công chức của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thì mới được xem xét và cân nhắc vào làm việc trong cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh.
– Ba là, để có thể được trở thành Điều tra viên hoạt động trong cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh thì chắc chắm phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin;
– Bốn là, cũng giống như các chức danh khác thì để trở thành điều tra việc trong cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh thì chủ thể được bổ nhiệm phải có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin; kèm theo đó thì chủ thể này phải là người đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
Từ quy định về điều kiện vừa nêu ra ở trên có thể thấy một điều rằng pháp luật cạnh tranh hiện hành đã đưa ra quy định về việc rút ngắn thời gian thâm niên. Tuy rằng được rút ngắn tiêu chuẩn về thâm niên công tác thực tiễn trong lĩnh vực luật hoặc kinh tế, tài chính so với tiêu chuẩn tương ứng của thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Những, bên cạnh đó thì pháp luật lại đặt ra yêu cầu đối với điều tra viên phải được đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Theo như nhận định của tác giả thì việc pháp luật Cạnh tranh hiện hành đưa thêm quy định về tiêu chuẩn này được đặt ra đối với điều tra viên là rất cần thiết. Bởi lé đưa ra được quy định này là do sự xuất phát từ yêu cầu nghiệp vụ của các điều tra viên hoạt động trong cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động của điều tra viên trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh. Đồng thời thì quy định này sẽ góp phần quan trọng trong việc Điều tra viên khi được bổ nhiệm trong quá trình làm việc của mình xem xét và ban hành những quyết định đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.
Bên cạnh việc đưa ra các quy định về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm điều tra viên của cá nhân thì sau khi trở thành Điều tra viên hoạt động trong cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh thì cần phải tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ. Quy định này dựa trên Điều 63
– Thứ nhất, Điều tra viên sẽ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh; Bảo quản tài liệu đã được cung cấp; Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tham gia phiên điều trần theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Bên cạnh đó thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Điều tra viên còn được pháp luật hiện hành quy định là việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật; Điều tra viên có quyền kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra. Ngoài quyền của mình thì điều tra viên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính trong quá trình điều tra. Đồng thời thì sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật cạnh tranh hiện hành.
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về khái niệm của người tiến hành tổ tụng cạnh tranh đó là: “Người tiến hành tổ tụng cạnh tranh là những cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện luật định, với chức danh và thẩm quyền nhất định tham gia vào tố tụng cạnh tranh tại các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh”.
Bên cạnh việc đưa ra khái niệm để các bạn hiểu hơn về người tiến hành tổ tụng cạnh tranh thì cũng tại mục 2 này, tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc về người tiến hành tổ tụng cạnh tranh bao gồm những ai? Do đó, theo quy định tại Điều 58 Luật cạnh tranh năm 2018, người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm: Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng xử ư vụ việc hạn chế cạnh tranh, thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh và thư kí phiên điều trần.
Tuy rằng pháp luật cạnh tranh quy định những người tiến hành tổ tụng cạnh tranh có rất nhiều những trong phần này tác giả sẽ chỉ đưa ra các quy định của pháp luật này về Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Theo quy định tại Điều 51
“1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 50 của Luật này”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên có thể thấy rằng cũng giống như Điều tra viên thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh cũng được bổ nhiệm và miễn nhiệm do Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời thì pháp luật này cũng quy định về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Do đó, theo như quy định tại Điều 62 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có các quyền Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh; Quyết định thay đổi điều ứa viên vụ việc cạnh tranh; Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên; Quyết định gia hạn điều ha, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;…
Thứ hai, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có các nhiệm vụ kiến nghị Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính trong quá trình điều tra; Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh; Tham gia phiên điều trần.
Như vậy, có thể thấy rằng, để đảm bảo được việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh một cách hiệu quả nhất và phát huy được tinh thầm và trách nhiệm của mình trong công việc nhất thì việc pháp luật đưa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh là vô cũng hợp lý.