Ở các môi trường lao động khác nhau thì điều tiềm ẩn những nguy cơ gây ra tai nạn lao động khác nhau. Do đó, đối với những trượng hợp tai nạn cụ thể thì sẽ được cơ quan điều tra tiến hành điều tra tai nạn lao động theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Điều tra tai nạn lao động là gì?
Trước khi tìm hiểu về điều tra tai nạn lao động là gì? thì trước hết phải xác định được khái niệm tai nạn lao động là gì? Do đó, tai nạn lao động có thể xen là điều mà không người lao động nào mong muốn. Tai nạn lao động đã được định nghĩa tại
Bên cạnh quy định về tai nạn lao động theo như quy định của
Từ hai khái niệm về tai nạn lao động được quy định ở hai luật khác nhau về người lao động thì dựa vào đó có thể hiểu biết về điều tra tai nạn lao động là hoạt động thu thập chứng cứ, tư liệu… về vụ tai nạn lao động của người có thẩm quyền, có trách nhiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của vụ tai nạn lao động; từ đó, có biện pháp phòng ngừa, kiến nghị hoặc trực tiếp giải quyết, xử lí… theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy theo hậu quả của tai nạn lao động và khu vực, địa bàn xảy ra tai nạn lao động mà thẩm quyền và trách nhiệm điều tra tai nạn lao động thuộc người sử dụng lao động hoặc do cơ quan Thanh tra nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh, cấp trung ương phối hợp hoặc thuộc thẩm quyền của các cơ quan cảnh sát giao thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng… Nói một cách tổng quan về trách nhiệm điều tra tai nạn lao động là trách nhiệm chính về điều tra tai nạn lao động thuộc về người sử dụng lao động và cơ quan Thanh tra nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Phân loại tai nạn lao động:
Dựa vào các khái niệm tai nạn lao động và điều tra tai nạn lao động nêu ở trên thì có thể thấy được pháp luật hiện hành đã bảo vệ người lao động một cách tốt nhất. Trên cơ sở khái niệm lao động của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Luật Lao động năm 2019 là nền tảng để phân loại tai nạn lao động thì tại Điều 9
Cụ thể: thứ nhất, đối với trường hợp tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao động bị chết theo một trong các trường hợp sau đây: chết tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu hoặc là người lao động chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y, cuối cùng là trường hợp người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
Thứ hai, Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương theo như quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Thứ ba, Trường hợp tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là tai nạn lao động không thuộc trường hợp Tai nạn lao động chết người và Tai nạn lao động nặng.
Từ những quy định nêu ở trên thì tai nạn lao động để được điều tra thì người lao động cần phải thuộc các trường hợp tai nạn lao động làm chết người lao động, làm người lao động bị thương nặng, làm người lao động bị thương nhẹ. Những trường hợp tai nạn lao động này của người lao động phải dựa trên quy định những trấn thương tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
3. Quy định về quy trình điều tra tai nạn lao động:
Trên cơ sở quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 khi tại doanh nghiệp có xảy ra vụ tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp tai nạn lao động làm chết người lao động, làm người lao động bị thương nặng, làm người lao động bị thương nhẹ được quy định trong Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Do đó, doanh nghiệp có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động tại cơ sở của mình – Doanh nghiệp phải sử dụng mẫu Quyết định thành lập Đoàn điều tra lao động tại doanh nghiệp đó được quy định là mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2012. Cũng theo như quy định này thì đoàn điều tra bao gồm những thành phần là trưởng đoàn, đoàn viên, người lao động bị tại nan. Trong đó:
– Trưởng đoàn được xác định theo quy định của Luật này là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật, nếu trong trương hợp doanh nghiệp xác lập trưởng đoàn là người được ủy quyền thì doanh nghiệp cần cũng cấp
– Thành viên được xác định theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là người đại diện của Ban chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp hoặc người đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập Công đoàn; người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế tại doanh nghiệp và một số thành viên khác.
– Trong khi thành lập đoàn điều tra thì không thể nào không có nạn nhân để thực hiện quy trình điều tra, trong trường hợp nạn nhân là người lao động không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, thì mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân đó tham gia Đoàn điều tra.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016 đã quy định về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở. Bởi vì, Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi Tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát về lao động các yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại tại nơi làm việc của người lao động; Sau đó thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động ở nơi làm việc của người lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Những quy định này được xác lập, cụ thể:
Đầu tiên, Đoàn điều tra tiến hành thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động và lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc những người có liên quan đến vụ tai nạn; mỗi lần, mỗi trường hợp đều phải lập thành văn bản Biên bản lấy lời khai. Đồng thời, đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y nếu xét thấy cần thiết.
Thứ hai, tiến hành phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
Thứ ba, Đoàn điều tra tiến hành lập
Sau cùng, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Đoàn điều tra phải gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động đối với người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn và Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự ra đời của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã thực sự giải quyết được hết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về điều tra tai nạn lao động nghị định này đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để người lao đồng bị tai nạn lao động và doanh nghiệp có người bị tai nạn lao động tự bảo vệ quyền lợi của mình và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định, cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật lao động năm 2019;
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động.