Hiện nay vấn đề quy hoạch đất đang rất được quan tâm bởi chỉ khi quy hoạch đất chúng ta mơi hiểu được tiềm năng của những vùng đất chưa được sử dụng và những vùng đất sử dụng không hợp lý. Quy hoạch đất đai là gì? Quy hoạch sử dụng đất là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch đất đai là gì?
Căn cứ theo khoản 2 điều 3
” 2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”
Như vậy có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất đó là việc lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương cụ thể theo nhu cầu sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Đất quy hoạch chính là vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất đó. Ví dụ cụ thể như một số quy hoạch đất đai phổ biến như quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…
Theo đó có thể thấy việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách, phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.
2. Đặc điểm của quy hoạch đất đai:
Thứ nhất quy hoạch đất đai có tính lịch sử xã hội cụ thể có thể hiểu qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau và trong lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau thì sẽ có chính sách quy hoạch khác nhau. Cũng vì vậy nên ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Đối với mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo các mặt.
Thứ hai, quy hoạch đất đai có tính tổng hợp, Chúng ta thấy đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội và nó được xem như là nền tảng để phát triển các công việc và hoạt động. Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trường sinh thái. … Theo đó việc quy hoạch sử dụng đất đai hường động chậm đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính cụ thể như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, quy hoạch đất đai có tính dài hạn cụ thể đặc điểm này được thể hiện rất rõ nét trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Thường thời gian của quy hoạch sử dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa tùy theo nhu cầu của xã hội. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, triển bộ kỹ thuật, đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
Thứ tư, quy hoạch đất đai có tính chính sách bởi vì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do nhà nước quản lý trực tiếp. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trịnh khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau, nên chính sách và quy định về vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triện các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
Thứ năm, quy hoạch đất đai có tính khả biến được thể hiện cụ thể như đối với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Theo đó nên dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời lỳ nhất định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó, các dự kiến quy hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động.
3. Các hình thức quy hoạch đất đai:
Có rất nhiều hình thức quy hoạch được phân định theo Luật Quy hoạch 2017. Các dự án quy hoạch phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy định trong bộ Luật nói trên. Theo đó, các hình thức thực hiện quy hoạch tại Việt Nam hiện nay cụ thể như sau:
Quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia. Đây là 1 trong các loại quy hoạch mang tính chiến lược cao. Đồng thời cũng phức tạp nhất. Trong quá trình quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ. Các lãnh thổ thuộc quy hoạch có thể là đất liền. Hoặc, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời.
Quy hoạch không gian biển quốc gia
Một trong các loại quy hoạch phổ biến khác là quy hoạch không gian biển quốc gia. Mặc dù cũng là hình thức quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Thế nhưng sự phân vùng này cụ thể, rõ ràng hơn. Đối với quy hoạch không gian biển quốc gia, cơ quan chức năng tập trung sắp xếp, phân bố các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, vùng biển, vùng trời và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Cũng tương tự như các loại quy hoạch kể trên, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được hiểu là quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Lãnh thổ của hình thức quy hoạch này bao gồm vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai. Như vậy, có thể thấy rằng những vùng đất được sử dụng, khai thác cho mục đích, lợi ích quốc gia không được phép tự ý mua bán. Cũng không được xây dựng, thi công bởi những chủ đầu tư, hộ gia đình.
Quy hoạch ngành quốc gia
Quy hoạch ngành cấp quốc gia là hình thức cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành. Theo đó, quá trình này thực hiện trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng trên cả nước với điều kiện có liên quan đến kết cấu hạ tầng. Loại hình quy hoạch này còn chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên hợp lý. Đồng thời, đảm bảo tính bảo vệ môi trường cũng như đa dạng sinh học.
Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh là hình thức quy hoạch với phân cấp cao hơn so với quy hoạch vùng. Cụ thể, quy hoạch tỉnh hướng đến việc sắp xếp, phân bố hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, đô thị và nông thôn.
Các loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
Ngoài các loại quy hoạch đã kể trên thì hiện nay tại Việt Nam còn có loại hình quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Loại quy hoạch này được áp dụng đối với quy hoạch ở cấp quốc gia, vùng hay tỉnh theo quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đất đai 2013
– Luật quy hoạch 2017.