Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII.
ĐIỀU LỆ
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM KHÓA VIII
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930.
Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam – một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất.
Việt Nam qua các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ
Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chương I
THÀNH VIÊN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Điều 1. Thành viên
Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Việc gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tán thành Điều lệ và các quy định cụ thể của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét công nhận.
Điều 2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức
1. Quyền của thành viên tổ chức
a) Thảo luận, chất vấn, đánh giá, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chủ trì hiệp thương giữa các thành viên có liên quan, nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhân dân theo sáng kiến của tổ chức mình;
c) Giới thiệu người để hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình;
đ) Tham gia các hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
2. Trách nhiệm của thành viên tổ chức
a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; các chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên với cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan;
b) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Tuyên truyền, vận động thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Vận động các thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc;
đ) Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 3. Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân
1. Quyền của thành viên cá nhân
a) Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
b) Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
đ) Được mời dự hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
g) Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Trách nhiệm của thành viên cá nhân
a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định;
b) Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam chủ trì và phát động;
d) Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu;
đ) Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Điều 4. Quan hệ giữa các thành viên
Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hợp tác bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động để cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước và Chương trình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chương II
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.
Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
Điều 6. Hệ thống tổ chức
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính:
– Trung ương;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
– Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
– Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);
Ở mỗi cấp có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Dưới cấp xã có Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.
Điều 7. Đại hội
1. Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp là cơ quan hiệp thương cao nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó, 5 (năm) năm tổ chức một lần.
2. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương thỏa thuận.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình hành động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c) Hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Thông qua nghị quyết đại hội.
4. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương do hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp đó thỏa thuận theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp. Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó triệu tập, có nhiệm vụ:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ của Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp mình nhiệm kỳ mới;
b) Góp ý kiến vào dự thảo báo cáo, Chương trình hành động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và sửa đổi Điều lệ Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam (nếu có);
c) Hiệp thương cử ra Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;
d) Hiệp thương cử đại biểu đi dự Đại hội Mặt trậnTổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;
đ) Thông qua nghị quyết đại hội.