Điều kiện xét tuyển viên chức? Hồ sơ xét tuyển viên chức năm 2021 gồm những loại giấy tờ gì? Quy chế xét tuyển, trình tự thủ tục chi tiết xét tuyển viên chức theo quy định mới nhất năm 2021?
Xét tuyển là một trong những hình thức tuyển dụng được áp dụng đối với viên chức. Tuy nhiên, căn cứ vào từng trường hợp để đối chiếu với những điều kiện áp dụng xét tuyển viên chức.
1. Điều kiện xét tuyển viên chức
1.1. Các trường hợp áp dụng hình thức xét tuyển viên chức
Theo quy định tại Điều 23, Luật viên chức năm 2010 quy định về phương thức tuyển dụng đối với viên chức sẽ bao gồm 02 hình thức đó là: thi tuyển và xét tuyển.
“ Điều 23. Phương thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.”
1.2 Điều kiện xét tuyển viên chức
Điều 23
– Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
– Số lượng viên chức cần tuyển dụng tương ứng với vị trí việc làm;
– Thời hạn, địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển cùng thời gian, địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển…
Điều kiện để xét tuyển được nêu cụ thể tại Điều 4
– Có quốc tịch và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Với một số lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, người xét tuyển có thể không cần đủ 18 tuổi;
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm, không phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập…
Đặc biệt những người sau đây không được đăng ký xét tuyển gồm người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án…
2. Quy trình tổ chức xét tuyển viên chức
2.1. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức
Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Hình thức thi:
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn, thực hành, thi viết.
Nội dung thi:
Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Thời gian thi:
Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
Thang điểm:
Đối với tất cả các hình thức thi: phỏng vấn, thực hành, thi viết đều áp dụng với thang điểm 100 điểm. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.
2.2. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức được thực hiện như sau:
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên
+ Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
+ Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.
Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
2.3. Tiếp nhận vào làm viên chức
Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức đối với các trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối tượng quy định tại khoản này), gồm:
Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;
Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật;
Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Trường hợp 2:
Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.
Trường hợp 3:
Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2.4. Quy trình xem xét tiếp nhận vào viên chức
Khi xem xét tiếp nhận vào làm viên chức không giữ chức vụ quản lý đối với các trường hợp quy định, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
+ Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện;
+ Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết;
+ Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng về kết quả kiểm tra, sát hạch;
Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức thống nhất trước khi quyết định tiếp nhận theo thẩm quyền.
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm viên chức
+ Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
+ Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Khi tiếp nhận các trường hợp quy định (3 trường hợp trên) để bổ nhiệm làm viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện quy trình xem xét tiếp nhận theo quy định này, nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và quy định chung. Quyết định bổ nhiệm đồng thời cũng là quyết định tiếp nhận vào làm viên chức.
Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức theo quy định tại Nghị định này, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của
Việc xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.
Như vậy, việc tuyển dụng viên chức bằng hình thức xét tuyển cũng cần trải qua những quy trình nhất định theo quy định của pháp luật.