Điều kiện về hình thức khởi kiện vụ án dân sự. Quy định về hình thức đơn khởi kiện, phương thức nộp đơn khởi kiện, các giấy tờ nộp kèm theo đơn khởi kiện
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự là tổng hợp những yếu tố bắt buộc phải được đáp ứng để cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu
– Thứ nhất, việc khởi kiện phải được thực hiện dưới hình thức đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện hiện nay được thực hiện theo mẫu ban hành, phải ghi một cách rõ ràng, đầy đủ. Nội dung đơn phải trình bày được những vấn đề cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 BLTTDS 2004.
– Thứ hai, người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu chứng cứ ban đầu để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, bao gồm bốn loại:
+ Các tài liệu chứng minh tên, địa chỉ của người khởi kiện (chứng minh thư, giấy đăng kí thường trú, tạm trú, giấy xác nhận của công an, chính quyền địa phương…)
+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tên, địa chỉ của người bị kiện.
+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền khởi kiện của người khởi kiện (giấy chứng nhận đăng kí kết hôn trong vụ án ly hôn, …)
+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc xác lập quan hệ pháp luật dân sự hoặc sự kiện pháp lí xảy ra (giấy chứng tử, di chúc..)
Trong nhiều trường hợp các tài liệu chứng cứ chứng minh quyền khởi kiện của người khởi kiện và chứng minh việc xác lập quan hệ pháp luật dân sự, sự kiên pháp lí xảy ra là một, ví dụ: hợp đồng cho vay….
Thứ ba, người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đến
>>> Luật sư
Tuy nhiên, việc quy định điều kiện về hình thức khởi kiện như trên đặt ra khá nhiều điểm bất cập trên thực tế. Hiện nay, việc khởi kiện phải thực hiện dưới hình thức theo đơn khởi kiện với mẫu ban hành. Thông thường, người khởi kiện có thể mua đơn khởi kiện rồi ghi đầy đủ, rõ ràng các yêu cầu trên đơn khởi kiện sau đó nộp cho tòa án nhưng trên thực tế hiện nay, người khởi kiện mua luôn đơn khởi kiện tại tòa án mà mình định yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, việc ghi đầy đủ chính xác các yêu cầu trong đơn khởi kiện lại không hề dễ dàng bởi người khởi kiện hầu như không hiểu về những ngôn từ có tính chất pháp lý trong đó. Vì vậy, để thực hiện quyền khởi kiện của mình một cách nhanh chóng, chính xác nhất, các chủ thể khi tiến hành làm đơn khởi kiện nên đề nghị cán bộ tư pháp hướng dẫn người khởi kiện viết đơn khởi kiện, tránh trường hợp tự mình viết đơn, viết đi viết lại mà vẫn sai, gây ảnh hưởng đến thời gian, quá trình giải quyết vụ án.
Mặt khác, đơn khởi kiện phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh quyền khởi kiện của người khởi kiện, trong đó có các tài liệu, chứng cứ chứng minh tên, địa chỉ của người bị kiện. Trên thực tế, đây là một yêu cầu trong nhiều trường hợp là bất khả thi.
Ví dụ: Chị A muốn ly hôn với chồng là anh B do anh này ngoại tình, bỏ nhà đi, khoảng tầm 2,3 tháng mới về một lần. Do anh B không muốn ly hôn với chị A nên lúc nào cũng cầm theo giấy tờ tùy thân, không cho chị A lấy được để đi khởi kiện. Như vậy, chị A không thể khởi kiện yêu cầu ly hôn với anh B mặc dù trên thực tế giữa họ không còn tồn tại “quan hệ vợ chồng” bởi chị A không thể lấy giấy tờ chứng minh tên, đặc biệt là chứng minh địa chỉ của anh B. Mặt khác, chị A cũng không thể yêu cầu tuyên bố anh B mất tích vì anh này cứ hai, ba tháng lại về nhà một lần.
Như vậy, trong rất nhiều trường hợp người khởi kiện hoàn toàn đáp ứng các điều kiện khởi kiện trừ việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh tên, địa chỉ của người bị kiện mà việc này là hoàn toàn không thể mà họ không thể khởi kiện. Pháp luật cần quy định một cách mềm dẻo hơn đối với quy định này để khắc phục thực trạng hiện nay, người khởi kiện không thể thực hiện quyền khởi kiện vì người bị kiện cố tình cất giấu các tài liệu, giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh địa chỉ…