Để được công nhận khu du lịch sinh thái thì phải đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận khu du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch. Dưới đây là điều kiện và thủ tục xin phép làm khu du lịch sinh thái.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện làm khu du lịch sinh thái:
Căn cứ theo Điều 26
* Đối với khu du lịch cấp tỉnh:
– Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh.
– Phải có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
– Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
– Đảm bảo kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, gồm:
+ Có đầy đủ hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch.
+ Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Các cơ sở đảm bảo khả năng đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm.
+ Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm.
– Đảm bảo xây dựng nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch.
– Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan.
– Cung cấp được dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch.
– Đảm bảo xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
– Các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường phải có như sau:
+ Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn.
+ Thông tin số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch phải được công khai.
+ Đảm bảo có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch.
+ Đảm bảo có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch.
+ Hệ thống nhà vệ sinh công cộng được xây dựng phải sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm.
+ Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng quy chuẩn; hệ thống thu gom và xử lý rác thải phải được liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
+ Đảm bảo đủ nguồn nhân lực vệ sinh môi trường.
+ Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
* Đối với điều kiện công nhận khu du lịch sinh thái quốc gia:
– Đảm bảo số lượng có ít nhất 02 tài nguyên du lịch, trong số đó phải có tài nguyên du lịch cấp quốc gia, đảm bảo có ranh giới được xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Tùy vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực mà tỷ lệ bản đồ có thể xác định khác nhau.
– Nằm trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đảm bảo dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch:
+ Đảm bảo xây dựng được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe đạt đủ tiêu chuẩn để nhằm phục vụ khách du lịch, tiêu chuẩn đáp ứng được tối thiểu số lượng là 500.000 lượt khách mỗi năm.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm, cụ thể phải có có cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng từ 4 sao trở lên.
+ Có đầy đủ hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch.
+ Đảm bảo xây dựng nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch.
+ Cung cấp được dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch.
– Xây dựng hệ thống có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
– Tiêu chuẩn về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường:
+ Đảm bảo có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải tập trung.
+ Đảm bảo đủ nhân lực vệ sinh môi trường.
+ Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn.
+ Thông tin số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch phải được công khai.
+ Đảm bảo có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch.
+ Đảm bảo có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch.
+ Hệ thống nhà vệ sinh công cộng được xây dựng phải sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm.
2. Thủ tục xin phép làm khu du lịch sinh thái:
Quy trình, thủ tục để được công nhận khu du lịch sinh thái diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
* Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh (theo mẫu).
– Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh.
* Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp quốc gia gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp quốc gia (theo mẫu).
– Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia.
Bước 2: Trình tự, thủ tục giải quyết:
* Đối với công nhận khu du lịch cấp tỉnh:
– Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lý khu du lịch nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch.
– Khi tiếp nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh trong thời gian là 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hay từ chối, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: nếu như khu du lịch nào nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì khi đó cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh.
Tiếp theo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh.
* Đối với công nhận khu du lịch cấp quốc gia:
– Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch.
– Tổng cục Du lịch thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố khu du lịch quốc gia trong thời gian là 15 ngày tính từ ngày nhận được kết quả thẩm định.
Lưu ý: với trường hợp khu du lịch nằm trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.
3. Mẫu đơn đề nghị công nhận khu du lịch sinh thái:
3.1. Mẫu đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
……, ngày……tháng……năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
KHU DU LỊCH CẤP TỈNH
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố….
– Tên cơ quan, tổ chức quản lý khu du lịch: ……
– Địa chỉ: …
– Điện thoại:…… Fax: …
– Email:…
– Website (nếu có):…
Căn cứ Luật Du lịch và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, chúng tôi thấy ……(tên khu du lịch) đã đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh. Kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ……. công nhận khu du lịch cho….(tên khu du lịch)… là khu du lịch cấp tỉnh.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Chức vụ, quyền hạn)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3.2. Mẫu đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp quốc gia:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……, ngày……tháng……năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
Kính gửi: Tổng cục Du lịch
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố……
– Địa chỉ:…..
– Điện thoại:… Fax:…
– Email:…
– Website/Cổng thông tin điện tử:………
Căn cứ Luật Du lịch và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, chúng tôi thấy ……(tên khu du lịch) đã đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là khu du lịch quốc gia.
Kính đề nghị Tổng cục Du lịch thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận (tên khu du lịch)… là khu du lịch quốc gia.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
(Chức vụ, quyền hạn)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
– Luật du lịch 2017.
–
– Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch quy định chi tiết một số điều của luật du lịch.