Thủ tục xin giám định suy giảm khả năng lao động. Điều kiện và tỷ lệ suy giảm để được hưởng trợ cấp tai nạn lao động?
Thủ tục xin giám định suy giảm khả năng lao động. Điều kiện và tỷ lệ suy giảm để được hưởng trợ cấp tai nạn lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em muốn hỏi: em tham gia bảo hiểm xã hội được 8 năm. Năm ngoái em có phẫu thuật u sụn đầu gối trái, nhưng lại không khám theo bảo hiểm y tế, mà dùng bảo hiểm khác (AON). Nên mọi giấy tờ em đều nộp cho bên bảo hiểm AON. Đếm bây giờ chân đau em khám lại, bác sĩ kết luận là ổ khuyết 1/3 xương đầu gối trái. Vậy bây giờ em có thể xin giám định mất sức lao động được không? Trường hợp của em khả năng được bao nhiêu phần trăm mất sức lao động? Em cần làm thủ tục gì? Em xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn tại:
– Nơi làm việc và trong giờ làm việc
– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc trong khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
– Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người bị tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Sau khi thương tật, bệnh tất đã được điều trị ổn định;
– Sau khu thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
– Trong trường hợp này của bạn, bạn có thể xin giám định lần đầu giám định suy giảm khả năng lao động.
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp thì tổng tỷ lệ phần trăm thương tật cơ thể của một người không được vượt quá 100%. Nếu cơ thể được xác định có 01 tổn thương thì tỷ lệ % thương tật cơ thể là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó. Khi tổng hợp tỷ lệ % thương tật cơ thể, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % thương tật cơ thể cao nhất một lần, từ thương tật vơ thể thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % tỷ lệ thương tật để tính theo trình tự từ tỷ lệ % thương tật cơ thể cao nhất đến tỷ lệ % thương tật tỷ lệ thấp nhất.
U sụn đầu gối trái thuộc loại u xương lành tính chưa có biến chứng gãy xương là từ 11-15 %
Ổ khuyết xương có tỷ lệ thương tật từ 6-9%.
Do đó, tỷ lệ % thương tật của bạn là khoảng 19,2 % (bảng 1 bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích kèm theo Thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
– Hồ sơ:
– Khi giám định người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ trên để đối chiếu
– Nộp hồ sơ tới Hội đồng giám định cấp tỉnh hoặc cấp trung ương
Thông tư 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Về hưu do suy giảm khả năng lao động
– Trợ cấp một lần khi bị suy giảm khả năng lao động
– Giám định mức suy giảm khả năng lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại