Dịch vụ in ấn là dịch vụ phổ biến hiện nay. Nhà nước có nhiều khuyến khích và ưu đãi đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này. Vậy điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là dịch vụ in ấn?
In được hiểu là hoạt động có sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in. Trong đó sản phẩm in chính là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
– Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành.
– Tem chống giả.
– Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí.
– Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền).
– Bao bì, nhãn hàng hóa.
– Các sản phẩm in khác.
2. Điều kiện thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn:
Căn cứ Điều 11 Nghị định số
– Đảm bảo có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in.
– Để thực hiện hoạt động chế bản, in, gia công sau in phải có mặt bằng hợp pháp.
– Về chủ sở hữu, người đứng đầu cơ sở hoạt động in: phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thường trú hợp pháp tại Việt Nam.
3. Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn:
Giai đoạn 1: Thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Lựa chọn loại hình kinh doanh:
Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nguồn vốn, người có nhu cầu tiến hành thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in ấn gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
– Công ty cổ phần.
– Công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty:
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in ấn gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty kinh doanh mỹ phẩm.
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
– Bản sao hợp lệ giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
– Đối với tổ chức cần Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (bản sao).
– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền hợp pháp.
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tiến hành nộp hồ sơ qua các cách thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ và trả kết quả trong thời gian 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: cơ quan giải quyết sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: cơ quan giải quyết sẽ phải thông báo bằng văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện nộp lại theo quy trình trước đó.
Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin:
Trong vòng 30 ngày, sau khi hoàn thiện thủ tục và được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thông báo nội dung đăng kí doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần thực hiện các bước tiếp theo đây để doanh nghiệp đi vào hoạt động:
– Khắc con dấu.
– Treo biển tại trụ sở của công ty.
– Mua và kê khai hóa đơn.
– Nộp phí, lệ phí môn bài theo quy định.
Giai đoạn 2: Xin Cấp giấy phép hoạt động in hoặc Đăng ký hoạt động in:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ).
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in (theo mẫu).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Nộp hồ sơ tại Bộ Thông tin và Truyền thông: áp dụng đối với các cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương.
– Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: áp dụng đối với các cơ sở in khác.
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in. Thời gian giải quyết trong vòng 15 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Nếu như cơ quan có thẩm quyền không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in:
TÊN ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…… (nếu có) | …….., ngày ….. tháng ….. năm …. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép hoạt động in
Kính gửi: ………1
1. Tên đơn vị đề nghị cấp phép: ………2
2. Địa chỉ: ………
3. Số điện thoại: ………Email: ………
4. Mã số doanh nghiệp: …………
5. Quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp công lập số………… ngày……tháng….. năm………, nơi cấp ………3
6. Thông tin cơ sở in đề nghị cấp phép
Để đảm bảo cơ sở in hoạt động đúng pháp luật, đơn vị làm đơn này đề nghị quý cơ quan xem xét cấp giấy phép hoạt động in với các thông tin sau:
– Tên cơ sở in/chi nhánh: …………
– Địa chỉ trụ sở chính: ………
– Điện thoại: ………Email:………
– Địa chỉ chi nhánh (nếu có): ………
– Điện thoại: ……Email:………
– Họ tên người đứng đầu cơ sở in/chi nhánh: ………Căn cước công dân: Số …….ngày … tháng ..… năm … nơi cấp hoặc số định danh cá nhân: ………
– Chức vụ: ………
– Tên tổ chức, cá nhân chủ sở hữu cơ sở in (nếu có): ………
– Nội dung đề nghị được cấp phép hoạt động chế bản/in/gia công sau in: ………4
– Mục đích hoạt động: ………5
7. Danh mục thiết bị in (Chế bản, in, gia công sau in)
STT | Tên thiết bị (Ghi tiếng Việt và theo công nghệ) | Hãng sản xuất | Model | Số định danh thiết bị (Số máy) | Nước sản xuất | Năm sản xuất | Số lượng (chiếc) | Chất lượng (Mới 100% hoặc đã qua sử dụng tại thời điểm đầu tư) | Tính năng sử dụng (chế bản, in, gia công sau in) | Số, ngày, tháng, năm của Hóa đơn mua thiết bị |
8. Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp giấy tờ về địa điểm, mặt bằng sản xuất: …………………6
Cơ sở in xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp phép và cam kết chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hoạt động in./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
__________________________
1 Ghi tên cơ quan cấp giấy phép.
2 Ghi tên cơ sở in đề nghị cấp phép. Trường hợp cơ sở in không có pháp nhân thì ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.
3 Chỉ ghi số, ngày, tháng, năm, nơi cấp của quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp công lập.
4 Ghi tên từng loại sản phẩm in đề nghị cấp giấy phép (Ví dụ: Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác; tem chống giả…).
5 Ghi rõ là kinh doanh hoặc không kinh doanh (phục vụ nội bộ).
6 Ghi số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc được giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng …
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định số
Nghị định số 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của chính phủ quy định về hoạt động in.
Nghị định số 72/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của chính phủ quy định về hoạt động in và nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của chính phủ quy định về hoạt động in.