Ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa được ghi nhận là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với khách hàng. Vậy điều kiện và thủ tục ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa được quy định với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa:
Ngày nay, Ký quỹ trở thành thuật ngữ không mấy xa lạ với người dân, bởi đây là một trong những biện pháp bảo đảm nằm trong các điều khoản của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 350 BLDS 2015 quy định thì ký quỹ được sử dụng để thể hiện thông tin về việc bên có nghĩa vụ tiến hành gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa, tài khoản này được mở hợp pháp tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Trên thực tế, ký quỹ giữ vị trí quan trọng, trở thành một hình thức bảo đảm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành sẽ tiến hành gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp này đang đặt trụ sở chính. Hoạt động này sẽ được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.
Có thể thấy, mục đích chính của ký quỹ là hỗ trợ giải quyết các vấn đề về nghĩa vụ của doanh nghiệp phát sinh trong sốt quá trình hoạt động. Ký quỹ sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không trọn vẹn nghĩa vụ đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, việc ký quỹ còn được hiểu là để xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp, thể hiện được sự cam kết trách nhiệm với khách du lịch và cơ quan quản lý nhà nước.
Thực hiện hoạt động ký quỹ trong kinh doanh lữ hành nội địa trở thành nghĩa vụ mà các doannh nghiệp phải thực hiện. Trên thế giới, phần lớn các quốc gia quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách du lịch trong trường hợp bị thiệt hại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Có thể kể đến một số trường hợp rủi ro, trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời thì số tiền ký quỹ sẽ được sử dụng trong trường hợp này.
2. Điều kiện và thủ tục ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa:
2.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
Để có thể tham gia vào kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải đáp ứng các doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Cơ sở để soi chiếu điều kiện thực hiện ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa được quy định tại Điều 31
– Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh này bắt buộc phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Thực hiện hoạt động ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại địa điểm theo đúng quy định, đó là ngân hàng;
– Cá nhân hỗ trợ thực hiện hoạt động kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong suốt thời gian hoạt động được xác định là người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Cá nhân này phải đảm bảo các yếu tố như: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Các chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành được ghi nhận đầy đủ tại Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL, như sau:
– Chuyên ngành liên quan đến Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
– Thực hiện hoạt động về quản trị lữ hành;
– Tiến hành điều hành tour du lịch;
– Cá nhân tốt nghiệp về lĩnh vực marketing du lịch;
– Ngàn nghề đào tạo về du lịch cũng nằm trong nhóm chuyên ngành nêu trên;
– Du lịch lữ hành là chuyên ngành đào tạo phải được kể đến khi cá nhân giữ vị trí phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Tốt nghiệp về lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch;
– Chuyên ngành học liên quan đến quản trị du lịch MICE;
– Đại lý lữ hành;
– Hướng dẫn du lịch;
Lưu ý rằng:
Tất cả các ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” khi được đào tạo phải được thực hiện bởi cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và các cơ sở này mới có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
Trong trường hợp ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và thì việc cấp bằng tốt nghiệp cũng được thực hiện tại cơ sở đào tạo nước ngoài.
2.2. Thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
Tiến hàn lý quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục đã được quy định thì mới đảm bảo tính pháp lý. Căn cứ theo Điều 14
– Doanh nghiệp khi tiến hành ký quỹ bắt buộc phải sử dụng bằng đồng Việt Nam và thực hiện tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và doanh nghiệp khi thực hiện tại các cơ sở này sẽ được hưởng lãi suất. Mức lãi suất trong trường hợp này dựa theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Doanh nghiệp một khi đã tham gia ký quỹ kinh doanh thì cần có trách nhiệm duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Ngân hàng nhận ký quỹ là phía hỗ trợ doanh nghiệp khi có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng. Văn bản pháp lý ràng buộc giữa hai bên được thể hiện thông qua giao kết hợp đồng ký quỹ. Dựa trên các nội dung được ghi nhận trong hợp đồng ký quỹ, thì ngân hàng nhận ký quỹ sẽ tiến hành thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
Theo ghi nhận của pháp luật hiện hành thì hợp đồng ký quỹ phải chứa những thông tin cơ bản sau đây: Chứa đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; cá nhân đang là người đại diện của ngân hàng cũng cần phải thể hiện rõ được tên, địa chỉ; trong hợp đồng này cũng cần nêu các lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ đã được các bên thống nhất với nhau; mức lãi suất tiền gửi ký quỹ mà bên doanh nghiệp phải chi trả; tiến hành trả lãi tiền gửi ký quỹ trong thời gian nào cũng phải ghi nhận; sử dụng tiền ký quỹ; tiến hành rút tiền ký quỹ; thông tin về việc hoàn trả tiền ký quỹ; đồng thời cũng có các nội dung ghi nhận trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật.
– Ngân hàng sau khi nhận số tiền thực hiện ký quỹ đã được thỏa thuận trong hợp đồng thì nhanh chóng tiến hành các thủ tục để phong tỏa số tiền ký quỹ. Sau đó, ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp. Mãu giấy chứng nhận này được thực hiện theo mẫu sẵn đã được quy định là theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo
3. Quy định của pháp luật về cách thức quản lý và sử dụng tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Vấn đề quản lý, sử dụng tiền ký quỹ là một trong những nội dung quan trọng nằm trong sự điều chỉnh của
– Đối với trường hợp khách du lịch gặp các vấn đề liên quan tính mạng, sức khỏe như bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng phải thực hiện các hoạt động đưa về nơi cư trú hoặc để hỗ trợ kịp thời về tính mạng sức khỏe mà cần điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, thì doanh nghiệp tiến hành gửi văn bản đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ. Donh nghiệp thực hiện hoạt động này sẽ gửi đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Sau khi nhận được đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ nếu lý do trình bày chính đáng cùng với đó các yếu khác cũng đảm bảo thì trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối nếu nhận thấy không đủ điều kiện để thực hiện;
– Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành :
Tiền ký quỹ sau khi được rút ra thì doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện bổ sung số tiền đó vào mức ký quỹ. Thời gian để thực hiện hoạt động này là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ. Mức ký quỹ mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng phải đảm bảo theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Xét đến trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, thì ngân hàng hoàn toàn có quyền gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
– Ngày nay, doanh nghiệp thực hiện việc gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:
+ Những cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành gửi văn bản thông báo về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát sinh thêm sự kiện thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành thì cần có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 94/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung Điều 14 của