Kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi ngoài cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà được vận chuyển bằng đường hàng không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Vậy điều kiện và thủ tục công nhận kho hàng không kéo dài được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài:
- 2 2. Thủ tục công nhận kho hàng không kéo dài:
- 3 3. Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài:
- 4 4. Quy định về tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài:
- 5 5. Mẫu văn bản thông báo hoạt động trở lại khi doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại trong thời gian tạm dừng hoạt động:
1. Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài:
Căn cứ Điều 25
– Kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
+ Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế;
+ Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;
+ Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.
Lưu ý rằng, Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km.
– Kho hàng không kéo dài để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thì phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm cả kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng buộc phải có diện tích tối thiểu 2.000 m2. Đối với những cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác các chuyến bay quốc tế, kho hàng không kéo dài buộc phải có diện tích khu đất tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm cả kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu là 1.000 m2. Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, phải có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt. Đối với kho hàng không kéo dài mà đã được thành lập và công nhận đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày
– Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, về số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm các hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho hàng không kéo dài chi tiết theo vận đơn và/hoặc trong tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
– Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được các vị trí của kho vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
2. Thủ tục công nhận kho hàng không kéo dài:
Thủ tục công nhận kho hàng không kéo dài được thực hiện qua các bước sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ Điều 26 Nghị định 68/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ công nhận kho hàng không kéo dài, Điều này quy định hồ sơ công nhận kho hàng không kéo dài bao gồm những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP (01 bản chính).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác được quy định tại khoản 4 Điều 81 của
– Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí những kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và các nơi làm việc của hải quan (01 bản chụp).
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp (01 bản sao).
2.2. Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo dài đến Tổng cục Hải quan bằng một trong những phương thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp;
– Gửi hồ sơ qua bưu điện;
– Gửi hồ sơ qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan.
2.3. Giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo, thực tế kho. Kết thúc kiểm tra thì cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo, thực tế kho, căn cứ ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho hàng không kéo dài hoặc phải có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài:
Căn cứ Điều 30 Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài, Điều này quy định các trường hợp chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài bao gồm những trường hợp sau:
– Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài đã nêu ở mục trên hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài;
– Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;
– Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động;
– Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;
– Trong 12 tháng doanh nghiệp có 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho hàng không kéo dài và đã bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
4. Quy định về tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài:
– Trường hợp tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài: Tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động.
– Thời gian tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài: Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng.
– Cơ quan có thẩm quyền thông báo tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài: Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài.
– Các hoạt động khi trong thời gian tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài: Trong thời gian tạm dừng hoạt động, cơ quan hải quan:
+ Không làm thủ tục hải quan đối với hàng đưa vào kho;
+ Giám sát và xử lý lượng hàng tồn tại kho theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động của doanh nghiệp khi hết thời gian tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài: Trước khi hết thời gian tạm dừng hoạt động ít nhất là 05 ngày làm việc, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài.
– Trình tự tạm dừng hoạt động:
+ Doanh nghiệp chuẩn bị trước văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài;
+ Doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài đã chuẩn bị đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài của doanh nghiệp thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, xác nhận lượng hàng tồn tại kho và phải ra thông báo tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài.
– Trình tự doanh nghiệp hoạt động trở lại trong thời gian tạm dừng hoạt động:
+ Doanh nghiệp chuẩn bị trước văn bản thông báo hoạt động trở lại (văn bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP).
+ Doanh nghiệp nộp văn bản thông báo hoạt động trở lại đã chuẩn bị nêu trên đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
5. Mẫu văn bản thông báo hoạt động trở lại khi doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại trong thời gian tạm dừng hoạt động:
Mẫu văn bản thông báo hoạt động trở lại khi doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại trong thời gian tạm dừng hoạt động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày … tháng … năm … |
THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI….
Kính gửi: Tổng cục Hải quan/Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1. Doanh nghiệp thông báo hoạt động trở lại
– Tên doanh nghiệp:….
– Mã số thuế:….
– Trụ sở chính tại:….
– Số điện thoại:… fax:…
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số:….ngày…tháng…năm…;
Cơ quan cấp:…
Ngành nghề kinh doanh:…(chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm).
2. Đề nghị hoạt động trở lại…tại...
3. Cửa hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm hoạt động trở lại đã tạm dừng hoạt động theo Đơn đề nghị số … ngày…tháng…..năm….của doanh nghiệp và Thông báo tạm dừng hoạt động số…….ngày….tháng…..năm…. của Cục Hải quan/Tổng cục Hải quan
4. Lý do hoạt động trở lại:…
5. Hồ sơ kèm theo đơn:…
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản sao;
– …
Doanh nghiệp cam đoan các nội dung trên là đúng; đồng thời chấp hành và thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động của …
| GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 68/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
– Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016 điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.