Mã ngành, chuyên ngành đào tạo là gì? Điều kiện mở mã ngành, chuyên ngành đào tạo? Quy trình mở mã ngành, chuyên ngành đào tạo?
Những cụm từ chuyên ngành, mã ngành đang được chúng ta thường xuyên bắt gặp trong cuộc sống thường này. Mà chính xác đối tượng thường xuyên nghe và tiếp xúc nhất đó chính là người tham gia giảnh dạy trong lĩnh vực giáo dục, là những bạn học sinh, sinh viên và nó cũng đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc. Hiện nay, thuật ngữ mã ngành, chuyên ngành cũng sẽ thường được sử dụng trong các lĩnh vực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng. Vậy để một cơ sở giáo dục có thể mở mã ngành, chuyên ngành đào tạo thì pháp luật đã quy định những điều kiện gì? Quy trình thực hiện việc mở mã ngành, chuyên ngành được thực hiện ra sao?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Mục lục bài viết
1. Mã ngành, chuyên ngành đào tạo là gì?
Một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định được xác định chung là ngành đào tạo. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo. Ngành đào tạo sẽ được ghi trên bằng tốt nghiệp Đại học. Mã ngành đã được phát triển trong nhiều năm để cung cấp cách phân loại các ngành thành các danh mục và nhóm các công ty có tính chất tương tự lại với nhau.
Còn đối với chuyên ngành, nghe có vẻ thân thuộc và được thế hệ học sinh, sinh viên sử dụng rất nhiểu bởi vì khi chúng ta nhắc đến chuyên ngành thì có thể hiểu đây là lĩnh vực học tập chuyên môn, chuyên ngành chỉ một mảng, một phần của một lĩnh vực nào đó, bao gồm các vấn đề, các sự việc, các công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Chuyên ngành được hiểu ở một góc hẹp hơn đó chính là các môn học thuộc một ngành học tại các cơ sở giáo dục. Để có thể giải đáp cụ thể câu hỏi chuyên ngành là gì thì căn cứ theo quy định tại điều 3
“4. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo”.
Từ các nội dung về mã ngành và chuyên ngành được tác giả nêu ra ở trên thì có thể hiểu một cách môn na là một ngành học sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau hay ngược lại thì sự hình thành của nhiều chuyên ngành khác nhau sẽ xây dựng nên một mã ngành đào tạo. Một ngành được mở đồng nghĩa với việc sẽ chuyên đạt những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Chuyên ngành sẽ được hiểu là một phần kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu có tính độc lập trong một ngành, do cơ sở giáo dục đại học quyết định.
Mã ngành tiếng Anh là: Industry code
Mã ngành đào tạo tiếng Anh là: Training industry code
Chuyên ngành tiếng Anh là: Specialization
Chuyên ngành đào tạo tiếng Anh là: Specialized training
2. Điều kiện mở mã ngành, chuyên ngành đào tạo:
Trên cơ sỏ quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện mở mã ngành, chuyên ngành đào tạo thì các cơ sở đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ đại học khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, ngành đào tạo:
– Thứ hai, không thể thiếu trong quá trình cơ sở dáo dục thực hiện đó chính là đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo trình độ đại học ngành đăng ký đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện đào tạo trình độ đại học của các ngành khác đang đào tạo, trong đó có ít nhất 01 (một) tiến sĩ cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội
– Thứ ba, cơ sở đào tạo phải đáp ững được điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học;
– Cuối cùng mà cơ sở giáo dục đào tạo cần đáp ững để có thể mở mã ngành, chuyên ngành đó chính là việc có chương trình đào tạo và điều kiện khác thực hiện chương trình.
Như vậy, dauwj vào quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì đối với các cơ sở giáo dục đại học muốn mở mã ngành, chuyên ngành đà tạo thì cần phải đáp ững các điều kiện cơ bản về ngành đạo tạo, đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình và cuối cùng là một chương trình iaos dục hoàn hảo. Tuân theo và đáp ứng các điều kiện nêu trên một cách chính xác và đầy đủ nhất đó chính là việc mà các cơ sở giáo dục cần làm để mở mã ngành, chuyên ngành một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
3. Quy trình mở mã ngành, chuyên ngành đào tạo:
Cũng dựa trên cơ sở quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Như vậy để một cơ sở giáo dục thực hiện việc mở đã ngành đào tạo và tự đánh giá có đủ các điều kiện mở ngành trình độ đại học quy định tại Điều 2 của Thông tư này, cơ sở đào tạo thực hiện tuân thủ các trình tự, thủ tục đăng ký mở ngành đào tạo, như sau:
Bước 1: Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế mở ngành đào tạo theo mẫu tại Phụ lục II.
Đối với trách nhiệm về tính xác thực của các điều kiện mở ngành đào tạo đã xác nhận sẽ được quy định do Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm. ( Được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này)
Bước 2: Thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT.
Bước 3: Gửi hồ sơ mở ngành đào tạo đến cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép mở ngành đào tạo theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT qua hai cách đó chính là trực tiếp hoặc theo đường bưu điện .
Hồ sơ mở ngành đào tạo, bao gồm:
–
– Quyết nghị của Hội đồng đại học (đối với phân hiệu, khoa trực thuộc đại học quốc gia, đại học vùng), Hội đồng trường (đối với các cơ sở đào tạo đại học công lập), Hội đồng quản trị (đối với các cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập) về việc mở ngành mới;
– Đề án mở ngành đào tạo được xây dựng theo quy định tại Phụ lục III, bao gồm các nội dung chính:
+Sự cần thiết mở ngành đào tạo;
+ Năng lực của cơ sở đào tạo (đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu ngành đề nghị mở ngành đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, giáo trình; hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế);
+ Tóm tắt chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo (bao gồm cả đối tượng và điều kiện tuyển sinh, dự kiến tuyển sinh trong 03 (ba) năm đầu);
+ Biên bản của Hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua đề án mở ngành đào tạo;
– Lý lịch khoa học của giảng viên cơ hữu theo mẫu tại Phụ lục IV và Phiếu tự đánh giá thực hiện các điều kiện mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo theo mẫu tại Phụ lục V;
– Minh chứng về nhu cầu xã hội đối với ngành dự kiến mở mới, bao gồm kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong cùng lĩnh vực ở địa phương, khu vực; ý kiến của những cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động, dự báo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
– Các minh chứng về xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo, bao gồm: Quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình đào tạo; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định); Kết luận của Hội đồng thẩm định;Văn bản giải trình của cơ sở đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng theo kết luận của Hội đồng thẩm định (nếu có).
Trên cơ sở quy định tại 3 Điều 4 Thông tư này thì đối với hồ sơ mở ngành đào tạo được lập thành 02 bộ gửi tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép mở ngành đào tạo và phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi gửi hồ sơ ít nhất 20 (hai mươi) ngày.