Điều kiện và các lưu ý khi công chức được cử đi học ở nước ngoài. Quyền lợi của công chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài là gì?
Nhằm tạo điều kiện để công chức được nâng cao trình độ chuyên môn, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sẽ cử đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài. Như vậy, công chức được cử đi học ở nước ngoài cần những điều kiện gì và có các lưu ý nào, bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Có 04 nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ bản được quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP, cụ thể gồm:
1- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
4- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Như vậy, khi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phải đáp ứng được các nguyên tắc trên, không phân biệt là thuộc hình thức đào tạo, bồi dưỡng nào nhất định.
2. Điều kiện để công chức được cử đi học ở nước ngoài
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định về điều kiện để công chức được đi bồi dưỡng ở nước ngoài, cụ thể như sau:
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
- Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.
- Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.
- Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề. Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng; có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng; không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, quốc gia được chọn để cử cán bộ, công chức, viên chức đến học tập phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Có nền hành chính hiện đại, có kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực cần học tập, nghiên cứu và có thể áp dụng ở Việt Nam; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có các điều kiện học tập, nghiên cứu, phương pháp giảng dạy đáp ứng được mục đích, nội dung, chương trình của khóa bồi dưỡng.
Không phải tất cả các đối tượng đều đáp ứng điều kiện trên thì sẽ được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài, chỉ có một số đối tượng được đảm bảo quyền lợi này, cụ thể đối tượng áp dụng sẽ là:
– Cán bộ trong các cơ quan nhà nước;
– Công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập;
– Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Chế độ đối với công chức được cử đi học ở nước ngoài
3.1. Chế độ tiền lương.
Tại khoản 4, Điều 11, Điều 14 và khoản 2, Điều 49 Luật Cán bộ Công chức năm 2008 quy định cán bộ, công chức được đảm bảo các điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 12 quy định về quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Chế độ trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học nước ngoài được quy định tại khoản 4, Điều 8,
2.2, Chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 89
Công chức trong các cơ quan nhà nước, kể cả công chức được cử đi học tập, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là tiền lương ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) theo quy định tại Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
4. Các chú ý trong việc cán bộ được cử đi học tập tại nước ngoài
4.1, Trách nhiệm của cán bộ khi được cử đi học tập tại nước ngoài.
Tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-BNV có quy định về trách nhiệm và nhiệm vụ như sau:
- Chấp hành đầy đủ quy định về quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn;
- Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú;
- Báo cáo kết quả học tập theo quy định.
Yêu cầu đối với báo cáo của học viên được quy định tại Khoản 1 Điều 10 phải bao gồm các nội dung như sau:
a) Họ tên, năm sinh;
b) Chức danh, chức vụ, cơ quan công tác, số điện thoại liên lạc; địa chỉ thư điện tử.
c) Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá về nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian và công tác tổ chức khóa bồi dưỡng;
d) Những kiến thức, kinh nghiệm đã tiếp thu và đề xuất vận dụng vào công tác chuyên môn, quản lý điều hành của cơ quan, đơn vị đang công tác;
đ) Đề xuất và kiến nghị về công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.
3.2, Quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ được cử đi học tập tại nước ngoài.
Tại Điều 37 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định về quyền lợi của cán bộ như sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Tại Điều 38 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm như sau:
1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học.
3. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.
Kết luận: Cán bộ khi được cử đi học tập ở nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và yêu cầu nêu trên. Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ trong trường hợp này cũng được quy định cụ thể tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP và Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, làm khung tham chiếu cơ bản để cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa vào đó mà có những quyết định và hành vi cho phù hợp.