Điều kiện trở thành thành viên Hợp tác xã? Cam kết góp vốn có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là thành viên hợp tác xã mây tre đan Mai Linh, Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD năm 2013 với vốn điều lệ của hợp tác xã là 900 triệu đồng. Những người sau tán thành điều lệ của hợp tác xã và gửi đơn xin gia nhập:
– Anh Văn Tài là cán bộ đào tạo của Trường đại học công nghiệp Hà Nội cam kết góp vốn trong thời hạn 06 tháng.
– Anh Quốc An là chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã Thành Công cam kết góp 100 triệu đồng.
Anh Văn Tài và Quốc An có đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã Mai Linh không? Cam kết góp vốn của 2 người có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều kiện chủ thể để trở thành thành viên Hợp tác xã được quy định tại Điều 13 Luật Hợp tác xã như sau
“1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
b) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
c) Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
d) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
4. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.”
Do thời điểm các chủ thể nộp đơn xin gia nhập hợp tác xã là khi hợp tác xã đã thành lập, nên các chủ thể này không thể là thành viên sáng lập.
– Anh Văn Tài là viên chức và chỉ bị cấm không được là thành viên sáng lập hợp tác xã nhưng vẫn có thể trở thành thành thành viên hợp tác xã.
– Anh Quốc An là chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã Thành Công vậy anh này phải là thành viên hợp tác xã Thành Công. Nếu điều lệ hợp tác xã Thành Công không có quy định khác, anh An có thể trở thành thành viên hợp tác xã vì Luật Hợp tác xã 2012 không có quy định cấm một người trở thành thành viên của nhiều hợp tác xã và cũng không cấm chủ ịch hội đồng quản trị của một hợp tác xã trở thành thành viên hợp tác xã khác.
Về tư cách chủ thể thì 2 người này có thể trở thành thành viên của Hợp tác xã Mai Linh. Còn về vốn góp thì được xét theo Điều 17 Luật Hợp tác xã quy định về góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp:
“1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.”
>>> Luật sư
Việc cam kết góp vốn của anh Tài là hợp pháp về mặt thời gian cam kết tối đa là 06 tháng nhưng không hợp pháp về tỷ lệ giá trị vốn góp. Nếu như anh Tài góp vốn thì vốn điều lệ của công ty sẽ là 1 tỷ 200 triệu, tỷ lệ vốn điều lệ của anh là 25% vốn điều lệ, vượt quá mức tối đa luật cho phép (20%).
Với việc góp vốn 100 triệu của anh An: về giá trị vốn góp là hợp pháp tức là dưới 20% nhưng thời gian cam kết góp là 01 năm không hợp pháp do thời gian tối thiểu quy định là 06 tháng.
Vậy 2 người này thỏa mãn tư cách chủ thể nhưng không thỏa mãn điều kiện về vốn góp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
– Chế độ về tài sản, tài chính của hợp tác xã
– Hợp tác xã có được bồi thường đất khi thu hồi không?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài