Điều kiện tiến hành họp hội đồng thành viên bất thường. Khai trừ thành viên trong Hội đồng thành viên cần phải có điều kiện gì?
Điều kiện tiến hành họp hội đồng thành viên bất thường. Khai trừ thành viên trong Hội đồng thành viên cần phải có điều kiện gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Cách nào để giải quyết tranh chấp giữa các thành viện trong công ty TNHH như sau: Công ty TNHH An Hưng thành lập và đăng ký kinh doanh vào tháng 9/2013 ông An góp 6 tỷ, ông Hưng, ông thịnh, bà Lan mỗi người 3 tỷ. Ông An được bầu làm chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty. Tháng 6/2014 ông An triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên bất thường, do có mâu thuẫn với ông An, ông Hưng không tham dự, ông thịnh đang nằm bệnh viện nên ủy quyền miệng cho bà Lan bỏ phiếu cho mình, cuộc họp đã thông qua phương án kinh doanh mới cho công ty. Sau cuộc họp ông Hưng đã gởi đơn phản đối quyết định của HĐTV nên ông An đã triệu tập cuộc họp HĐTV mà không mời ông Hưng, nhưng có mặt đầy đủ các thành viên còn lại và nhất trí khai trừ ông Hưng ra khỏi công ty.
Hỏi: Cuộc họp HĐTV tháng 6/2014 đúng hay ko? giải thích.
Quyết định khai trừ ông Hưng ra khỏi công ty như thế là đúng hay sai, cơ sở pháp lý?
Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty luôn là một vấn đề hay,mong nhận được hồi âm sớm của luật sư tư vấn.Chân thành cảm ơn ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật doanh nghiệp 2014: “1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”
Trong cuộc họp HĐTV tháng 6/2014 điều kiện cuộc họp không đạt đúng quy định, cụ thể thành viên dự họp sở hữu vốn điều lệ chỉ đạt được 60% vốn điều lệ. Vốn điều lệ công ty là 15 tỷ chia tỷ lệ vốn điều lệ ra thì ông An nắm giữ 40% vốn điều lệ tương ứng với 6 tỷ đồng, mỗi thành viên còn lại nắm giữ tỷ lệ tương ứng 20% vốn điều lệ. Vì ông Hưng sở hữu 20% vốn điều lệ không tham dự, ông Thịnh ủy quyền cho bà Lan không đúng quy định vì căn cứ khoản 4 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014:“4. Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo.” Vậy nên, ông Thịnh nắm 20% vốn điều lệ cũng không tham dự. Vì vậy, cuộc họp tháng 6/2014 của công ty là trái quy định của pháp luật.
Việc khai trừ ông Hưng là trái quy định pháp luật
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật doanh nghiệp 2014 quyền thành viên: “1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.” Trong cuộc họp HĐTV ông An không mời ông Hưng, tuy nhiên ông Hưng vẫn có quyền tham dự.
Căn cứ Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014 tư cách thành viên chấm dứt khi thành viên chuyển nhượng vốn góp toàn bộ cho người khác: “ Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy địnhtại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.”
Chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014: “1. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty."
2. Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật này."